22:00 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lưu ý ôxy khi nuôi tôm thẻ

Chủ nhật - 11/08/2013 12:21
Ở nhiều nơi, người nuôi tôm đang có xu hướng chuyển từ tôm sú sang tôm thẻ chân trắng (TTCT). Có nhiều điểm khác biệt khi nuôi tôm sú và TTCT, trong đó vấn đề về ôxy là khác biệt quan trọng.

Nuôi mật độ cao

TTCT có thể nuôi mật độ cao gấp nhiều lần so với tôm sú, nếu trình độ quản lý tốt thì có thể nuôi đến hàng trăm con/m2 mà vẫn đạt kết quả tốt.

 Do TTCT vận động và bắt mồi liên tục ở mọi tầng nước và mật độ nuôi cao nên lượng tiêu hao ôxy của TTCT lớn hơn so với tôm sú. Đối với những hộ nuôi tôm sú hoặc chưa có kiến thức, kinh nghiệm, khi chuyển sang nuôi TTCT đều gặp một số khó khăn như hệ thống ao nuôi chưa tốt (bờ ao thấp, mực nước nông...), ảnh hưởng đến hoạt động và không gian sống của TTCT. Đặc biệt, nếu sử dụng hệ thống quạt khí của nuôi tôm sú để nuôi TTCT thì rất khó đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan cung cấp cho nhu cầu của TTCT. Nuôi mật độ càng cao thì hệ thống cung cấp ôxy càng phải đầy đủ, để cung cấp ôxy cho tôm.

 TTCT phát triển tốt ở ngưỡng ôxy trong tầng nước tối thiểu đạt 4 mg/l trở lên và ở tầng đáy thấp nhất là 3 mg/l. Nếu hàm lượng ôxy trong ao thấp thì tôm sẽ có hiện tượng dạt vào bờ, búng lên khỏi mặt nước, bị đục cơ (cơ thể chuyển thành màu trắng đục) và chết khi lột xác. Nguồn cung cấp ôxy từ tảo không ổn định khi trời có nhiều mây mù hay mưa bão và vào ban đêm (tảo tiêu thụ O2 và thải ra CO2).

 

Giải quyết vấn đề ôxy

Quạt lông nhím làm tăng hàm lượng ôxy trong ao - Ảnh: Nam Anh

Nếu như việc cho tôm ăn được tiến hành dễ dàng do sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng do nhà sản xuất quy định từ trước thì việc cung cấp ôxy cho tôm lại do người nuôi hoàn toàn chủ động.

Nuôi TTCT đòi hỏi mực nước ao phải sâu hơn mực nước nuôi tôm sú. Trường hợp độ sâu mực nước ao lớn hơn 1,4 m và đang sử dụng quạt lá hay quạt cánh nhựa (khả năng đưa ôxy xuống sâu 1,2 m), nên kết hợp lắp đặt thêm quạt lông nhím để cung cấp đủ hàm lượng ôxy xuống sâu đáy ao. Do đó, người nuôi nên lắp đặt xen kẽ cả hai loại quạt này, để vừa đảm bảo lượng ôxy vừa đảm bảo dòng chảy trong ao.

Quạt lông nhím đặc biệt hiệu quả, làm tăng hàm lượng ôxy đối với những vùng nuôi tôm trên cát, vùng có nhiệt độ cao, vì những vùng này khả năng hòa tan ôxy từ không khí vào nước bị hạn chế.

Hiện nay trên thị trường, bên cạnh các loại quạt cánh gắn trục thông thường, các doanh nghiệp cũng tự sản xuất những thiết bị làm tăng hàm lượng ôxy trong ao nuôi tôm, nhất là TTCT.

Một số sản phẩm hiện nay (như vỉ khuếch tán ôxy đáy, ống xốp sủi bọt, ống dẫn khí…) được sản xuất và phân phối bởi doanh nghiệp trong ngoài nước có chất lượng đảm bảo và được người dùng đánh giá cao.

Trọng Nam 
Thủy sản Việt Nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 274


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1128648

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72811357