14:53 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mía cần kali, cẩn trọng đạm

Thứ tư - 21/05/2014 21:28
Mía đang được trồng nhiều ở ĐBSCL, là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường, rất cần trong đời sống hàng ngày. Có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng.

Chuẩn bị đất: Cày sâu 20 - 30cm, cày 2 lần vuông góc nhau, sau mỗi lần cày là 1 lần bừa để cho đất nhỏ. ĐBSCL đất trồng mía là đất phù sa bồi tụ, độ phì nhiêu khá cao nhưng bị ảnh hưởng chua phèn và do đất thấp nên phải lên liếp cao 40 - 50cm, rộng 6 - 7m, chiều dài theo ruộng. 

Chú ý không đưa tầng sinh phèn, đất có màu vàng lên mặt ruộng vì có nhiều ion sắt, nhôm, lưu huỳnh… gây độc hại cho mía. Đất mới khai hoang lên liếp không trồng mía ngay mà phải rửa phèn ít nhất qua một mùa mưa. Cũng có thể trồng cây họ đậu 1 - 2 vụ rồi trồng mía là tốt nhất. Mặt liếp cuốc hoặc cày sâu 15 - 20cm, làm tơi xốp và san phẳng, giữa liếp cao hơn hai bên để dễ thoát nước. Trước khi trồng rạch hàng thẳng, sâu 15 - 20cm, hàng cách nhau 0,8 - 1m, rồi đặt hom trồng.

Bốn tháng đầu khi mới trồng mía tơ hoặc để mía gốc giữa 2 hàng còn trống vì vậy nên trồng xen đậu phộng, nành hoặc đậu xanh vừa tăng thu nhập vừa nâng cao năng suất mía. Ngoài ra cũng nên trồng luân canh 6 vụ trồng mía có 1 vụ trồng lúa, màu hoặc họ đậu,… để cải tạo, bồi dưỡng lại đất và diệt sâu bệnh.

Khi bón phân, chú ý phân kali rất quan trọng, cần cho việc tích lũy đường. Kali cần cho cả mía tơ và mía gốc vì nó giữ vai trò kích hoạt hiệu quả sử dụng các loại phân bón khác, cây phát triển đạt năng suất, chống đổ ngã, sâu bệnh và các bất lợi… Nếu bón quá nhiều đạm, không cân đối kali, cây mía sẽ xanh tốt, năng suất thân cao, nhưng có giá trị thu nhập thấp vì ít chữ đường, ảnh hưởng trong chế biến công nghiệp đường. 

Lượng phân bón/ha: Phân urê: 250 - 300kg, super lân: 250 – 300kg, KCl: 200 – 240kg, phân chuồng: 10 - 15 tấn. Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, 1/3 lân, 1/3 đạm và ½ kali. Bón thúc lần 1 khi mía kết thúc nảy mầm (có 4 - 5 lá) 1/3 lượng đạm. Bón thúc lần 2 khi mía kết thúc đẻ nhánh (9 - 10 lá) 1/3 lượng đạm và ½ lượng kali còn lại. Bón vá áo khi mía có lóng, nếu thấy mía xấu bón thêm 50 – 100kg urê/ha. Áp dụng máy bón phân khi có điều kiện. Lưu ý, nếu đất chua, pH = 4 - 4,5, nên bón 1.000kg vôi sau khi cày lần cuối trước.

 

Theo Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 323

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 320


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1332995

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74379966