13:32 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Muốn "gặp" lợn phải cách ly trước 3 ngày, qua phòng sát trùng

Thứ hai - 18/07/2016 10:52
Chỉ với 600 lợn nái nhưng ông Hưởng phải đầu tư đến 22 tỷ đồng. Nhờ chăn nuôi bài bản bằng quy trình nghiêm ngặt, ông Hưởng không phải lo đầu ra, không sợ dịch bệnh, doanh thu ổn định mỗi năm lên đến 18 tỷ đồng.

Cách ly 3 ngày trước khi “gặp” lợn

Phải thuyết phục mãi chúng tôi mới được ông Nguyễn Văn Hưởng (thôn 3, xã Đăk Sin, huyện Đăk R’Lấp, Đăk Nông) đồng ý cho thăm trang trại. Nhưng mặc dù đã được sát trùng ngay từ ngoài cổng, chúng tôi vẫn không thể tiếp cận được khu chuồng trại của ông Hưởng mà chỉ có thể xem qua màn hình theo dõi. Ông Hưởng bảo, không loại trừ bất kỳ ai, nếu muốn tiếp cận được khu vực chuồng trại thì phải qua phòng sát trùng và phải ở cách ly 3 ngày.

 muon 'gap' lon phai cach ly truoc 3 ngay, qua phong sat trung hinh anh 1

Chăm sóc lợn tại trang trại huyện Xuân Trường, Nam Định. Ảnh: Trọng Đạt

Cũng phải thôi, với mức đầu tư đến 22 tỷ đồng thì quy định nghiêm ngặt ấy là hết sức cần thiết. Theo ông Hưởng, ở trang trại của ông, không chỉ quy định trên mà tất cả các quy định khác đều phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Công nhân trước khi vào nhà máy, sau 3 ngày cách ly còn phải qua một lần sát trùng nữa và phải thay đồ riêng mới được tiếp cận chuồng trại. Không chỉ thế, công nhân ở khu sạch (khu vực lợn đẻ và mang thai) và công nhân ở khu bẩn (khu tiêm vaccine) cũng phải ăn ở và sinh hoạt tách biệt, không được tiếp cận với nhau.

Nói về việc chăm sóc, ông Hưởng cho biết, trang trại hiện có 20 công nhân, kỹ thuật viên và một bác sĩ thú y túc trực thường xuyên. Chế độ ăn uống của lợn đều theo một quy trình kỹ thuật đặc biệt. Tùy theo lứa tuổi, thể trạng mà lợn có một “sơ đồ” dinh dưỡng riêng. Cứ 3 ngày, mọi khu chuồng trại lại được sát trùng, 3 tháng lợn nái được tiêm vaccine 1 lần và tất cả lợn đều được tiêm đến 6 loại vaccine. Toàn bộ khu vực chuồng trại luôn được giữ ở 27 độ C bằng hệ thống làm mát tự động. “Tính ra, mỗi một nái lợn, tôi đầu tư đến 32 triệu đồng” - ông Hưởng cho biết.

Doanh thu khủng 18 tỷ đồng/năm

Ông Hưởng kể, năm 2006, ông bắt đầu nuôi lợn nái để sản xuất con giống. Với quy mô 60 nái và chăm sóc kỹ càng, trang trại của ông cho lợi nhuận khá cao. Năm 2012, qua tư vấn của Công ty CP chăn nuôi CP, ông quyết định kêu gọi những người xung quanh góp vốn đầu tư làm ăn lớn. Tin tưởng vào “tay nghề” của ông Hưởng, em trai ông cùng 5 người nữa đã quyết định góp vốn thành lập nên HTX Đồng Tiến, vay ngân hàng 6 tỷ đồng và góp thêm vốn để đầu tư vào trang trại.

Nhờ quy trình chăm sóc bài bản, hơn 3 năm qua trang trại của HTX Đồng Tiến luôn phát triển ổn định. Hiện mỗi tháng, trang trại xuất bán khoảng trên dưới 1.000 lợn giống, với trọng lượng từ 20-25kg/con. Giá bán tùy theo trọng lượng, trong đó, 20kg đầu được mua đúng giá cam kết của Công ty CP chăn nuôi CP, mỗi kg tiếp theo được tính theo giá ưa đãi. “Nếu trước đây, mỗi nái cho 5 lứa/3 năm thì nay với quy trình chăm sóc đặc biệt, mỗi nái có thể sinh sản 2,4 lứa/năm, số con giống cũng tăng lên, trung bình 10 lợn giống/lứa. Số con giống này đều được Công ty CP chăn nuôi CP bao tiêu toàn bộ. Hiện chúng tôi chưa thể tính toán được lợi nhuận vì đang trong quá trình hoàn vốn, song nếu tính doanh thu thì được khoảng 18 tỷ/năm”- ông Hưởng cho biết.

Cũng theo ông Hưởng, chỉ trong vòng 2 năm nữa, Đồng Tiến sẽ thu hồi hết vốn. Sắp tới, HTX này sẽ tiếp tục mở rộng với quy mô lên đến 1.800 lợn nái. “Với quy trình chăn nuôi như hiện nay, chúng tôi có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề dịch bệnh trên đàn lợn. So với cách chăn nuôi trước đây thì mặc dù đầu tư ban đầu rất lớn, nhưng chúng tôi tin lợi nhuận thu về cũng không hề nhỏ”- ông Hưởng nói.


Theo Duy Hậu/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 155


Hôm nayHôm nay : 30985

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 322524

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70549839