01:19 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Hà Giang

Thứ ba - 18/03/2014 20:54
Cam sành là cây ăn quả đặc sản của tỉnh Hà Giang, được trồng chủ yếu tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên.
 
Nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Hà Giang
Nông dân huyện Bắc Quang chăm sóc cam sành



Trong năm 2013 vừa qua, huyện Bắc Quang trồng trên 1.100 ha cam sành, sản lượng ước đạt 8.500 tấn.

Khuyến khích SX VietGAP

Với mức đầu tư và giá bán cam sành trong năm qua (bình quân từ 20.000 - 25.000 đ/kg) đã có nhiều gia đình thu nhập hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, trong những năm qua, tình trạng phát triển cây cam sành không theo quy hoạch, thâm canh không đảm bảo quy trình kỹ thuật, sâu bệnh phá hại… đã làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện tượng được mùa - mất giá thường xảy ra, gây thất thu cho các hộ trồng cam.

Đứng trước thực trạng đó, huyện Bắc Quang đã đề ra các chủ trương, giải pháp nhằm hỗ trợ hộ trồng cam (chương trình phục hồi cây cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP). Huyện duy trì diện tích cam sành dọc 2 bờ sông Bạc, kéo dài từ xã Vĩnh Tuy đến xã Vĩnh Hảo và một phần diện tích của các xã Việt Hồng, Đồng Tâm và Tân Thành.

Bên cạnh đó huyện chủ trương khuyến khích người dân mở rộng SX theo hướng đẩy mạnh đầu tư thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông Đinh Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về phục hồi và mở rộng diện tích cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP, huyện đã triển khai trồng mới diện tích cam sành sạch bệnh và phục hồi các vườn cam già cỗi. 

Đồng thời chỉ đạo các phòng ban chuyên môn phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tập huấn SX, xây dựng thương hiệu cam sành. Trước mắt khuyến cáo nông dân trồng mới bằng các giống cam sạch bệnh từ những vườn nhân giống đạt tiêu chuẩn hoặc cây giống được chiết, ghép từ cây sạch bệnh.

Biện pháp kỹ thuật

Khẩn trương nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm rải vụ chín của cam, kéo dài thời gian thu hoạch từ 3 - 4 tháng. Tác động các biện pháp kỹ thuật làm cho cam ra hoa và chín rải vụ. Biện pháp này đã được áp dụng thành công ở một số vùng trồng cam trong cả nước như tại Nghệ An và ĐBSCL. Hạn chế tối đa việc dùng hoá chất để ức chế cho cây ra hoa và chín muộn.

Trong công tác BVTV cần đặc biệt chú ý tới rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh vàng lá gân xanh (Greening) do vi khuẩn và rệp muội là môi giới lan truyền bệnh tàn lụi (Tristeja) do virus. Hai loại bệnh này có tính lây lan nhanh chóng và huỷ diệt vườn cam mà hiện nay chưa có thuốc đặc trị.

Chỉ khi các biện pháp kỹ thuật nêu trên được thực hiện đồng bộ và hiệu quả thì cam sành của Hà Giang không chỉ là loài cây ăn quả đặc sản của tỉnh mà còn chiếm ưu thế trên thị trường trong nước và quốc tế. Và chỉ khi đó cam sành Hà Giang mới xứng tầm là cây mũi nhọn, cây chủ đạo trong phát triển kinh tế, cây làm giàu của người dân.

Vì vậy vấn đề phòng trừ triệt để rầy chổng cánh và rệp muội cần ưu tiên đặt lên hàng đầu ở những vùng trồng cam đã xuất hiện bệnh vàng lá gân xanh và bệnh tàn lụi. Đối với những vùng này cần phải có biện pháp mạnh, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả để người trồng phải chặt bỏ và tiêu huỷ những cây cam bị bệnh vàng lá gân xanh và bệnh tàn lụi nhằm loại bỏ nguồn bệnh tránh lây lan.

Đối với những vườn cam đang kinh doanh (thu quả) nếu phát hiện những cây bị bệnh vàng lá gân xanh cần kịp thời cắt cành bệnh tiêu huỷ và có biện pháp hữu hiệu để diệt trừ rầy chổng cánh, không cho tiếp xúc với cây bệnh (biện pháp này đòi hỏi có sự tham mưu và trực tiếp tham gia của cơ quan chuyên môn về BVTV).

Để hạn chế dư lượng của các loại hoá chất BVTV trong quả, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly đối với từng loại thuốc khi tiến hành phòng trừ sâu bệnh hại. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc nhanh phân huỷ, ít ảnh hưởng tới sản phẩm, con người và môi trường.

Triển khai rộng rãi các biện pháp dùng bẫy bả để dẫn dụ và tiêu diệt sâu hại nhằm hạn chế tới mức thấp nhất quá trình tiếp xúc của quả cam với các loại hoá chất trừ sâu bệnh (nhất là từ giai đoạn cam bước vào giai đoạn chín sinh lý). Nghiêm cấm việc dùng các loại hoá chất để bảo quản cam sau thu hoạch.

Đây là một biện pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để cam sành Hà Giang của Việt Nam cạnh tranh với cam của Trung Quốc và các nước khác trong khu vực do dư lượng của các loại thuốc BVTV tồn dư trong quả.

Nguồn: danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 467


Hôm nayHôm nay : 26067

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1417089

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74464060