Nguồn bệnh này tồn tại ở loài linh dương đầu bò, một trong những loài phổ biến ở khu vực thảo nguyên Đông Phi. Trong khi nó không gây bệnh trên những con linh dương đầu bò, mà lại gây bệnh trên các con gia súc được nuôi bởi những người Ma-xai với số lượng lớn và căn bệnh này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc gia súc chết hàng loạt ở khu vực này.
Theo báo cáo, người Ma-xai thường mất khoảng 7- 10% tổng lượng đàn gia súc của họ mỗi năm do căn bệnh sốt ác tính mang lại. Nguồn bệnh chủ yếu được mang đến từ những con linh dương đầu bò di trú.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Vắc-xin miễn dịch thú y, Đại học Liege cho biết, họ đã biến đổi gien của phiên bản vi-rút gây bệnh MCF lấy từ những con linh dương đầu bò thành loại vắc-xin Acelaphine herpesvirus 1 (ALHV1). Nghiên cứu này đã được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.
Vi-rút này không lâu sau đã được cho tiếp xúc với một số lượng nhỏ cá thể thỏ trong một thử nghiệm có kiểm soát, nhưng những con thỏ bị nhiễm bởi các biến thể nhân tạo đã sống sót và sau đó cũng được bảo vệ chống lại chủng vi-rút nguy hiểm này. Benjamin Dewals dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tổng hợp nên một loại vi-rút, nó không gây ra bệnh MCF, không cho phép vi-rút gây bệnh nhiễm vào vật chủ và bảo vệ khỏi sự nhiễm bệnh với chủng vi-rút có hại.
Mặc dù Dewals và nhóm của ông rất lạc quan, nhưng họ thừa nhận rằng cần 5 đến 10 năm nghiên cứu trước khi một loại vắc-xin mới có thể đến tay những người chăn nuôi gia súc.
George Russell, một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh truyền nhiễm ở gia súc tại Viện Nghiên cứu Moredun của X-cốt-len, người đã tham trong một nghiên cứu độc lập để chiết suất vắc-xin MCF cho biết, nghiên cứu của nhóm Dewals đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích.
Cổng thông tin Bộ Nông nghiệp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn