22:19 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhà vườn Châu Thành bước đầu thành công trong việc phòng trừ sâu đục trái

Thứ bảy - 11/05/2013 23:03
Theo thống kê của Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành, toàn huyện có trên 1.200ha trồng cây có múi, trong đó diện tích bưởi bị sâu đục trái là 52ha (chiếm 40% diện tích), hiện tượng xì mủ do sâu đục trái cũng đã lây lan qua nhiều loại cây có múi khác như: cam sành, chanh, quýt. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn đã áp dụng biện pháp bao trái để phòng trừ và bước đầu đã thành công.

Đi đầu trong việc sử dụng bao xốp bao trái để đối phó với sâu đục trái trên cây bưởi da xanh ở huyện Châu Thành phải kể đến ông Phan Văn Thành ở ấp An Thạnh, xã An Nhơn. Với 5.000m2 đất vườn chuyên trồng bưởi da xanh, ngay từ đầu năm 2013 ông Thành phát hiện vườn bưởi của mình bị xì mủ gây rụng trái và lây lan rất nhanh.

Với kinh nghiệm từ việc trồng xoài trước đây, ông đã mua bao xốp về bao tất cả bưởi trong vườn nhà và hiệu quả mang lại rất khả quan, đạt khoảng 80 - 90%. Ngoài ra, qua tìm hiểu, ông biết tác nhân gây hại là một loại bướm ký sinh và loại bướm này rất sợ ánh sáng nên ông Phan Văn Thành quyết định phủ trắng vườn bưởi của mình bằng cách phun vôi bột lên khắp thân lá, kể cả trái. Song song đó, ông cũng phun định kỳ thuốc bảo vệ thực vật trên cây bưởi, đặc biệt là giai đoạn trái non, hiện vườn bưởi của ông cho trái rất tốt và chuẩn bị thu hoạch.

Ông Phan Văn Thành cho biết “Việc bao trái và phun xịt vôi bột đạt hiệu quả gần như tương đương nhau, tuy nhiên việc bao trái tốn nhiều chi phí và công lao động hơn, đặc biệt là đối với những vườn bưởi lâu năm, tán rộng và cao, khi thu hoạch cũng khá khó khăn vì phải mở bao để kiểm từng trái. Vì vậy ông Thành đã chọn cách phun vôi bột”.

Kỹ thuật phun vôi bột của ông Phan Văn Thành khá đơn giản, mỗi bao vôi bột 40kg pha với 200 lít nước, lược cặn và tiến hành phun xịt lên khắp vườn từ gốc đến ngọn. Mỗi tháng phun 3 đợt, đặc biệt trước khi phun vôi bột phải phun qua một lượt thuốc trừ sâu để tăng hiệu quả. Ông Phan Văn Thành còn cho biết, phun vôi bột ngoài việc phòng trừ sâu đục trái còn có thể phòng được bệnh xì mủ trên thân cây bưởi và nhiều loại cây có múi khác.

Đánh giá về kết quả mô hình sử dụng bao xốp bọc trái và phun vôi bột phòng trừ sâu đục trái trên bưởi, kỹ sư Phạm Văn Tâm - Phó trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành cho biết: “Hai mô hình này mang lại kết quả khả quan, không ảnh hưởng đến chất lượng trái, trạm bảo vệ thực vật huyện sẽ tổ chức hội thảo và nhân rộng cho các nhà vườn trồng cây có múi trong và ngoài huyện thực hiện”.

Báo Đồng Tháp Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 192


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 338187

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73385158