09:25 EST Thứ ba, 05/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhiều thách thức trong sản xuất vụ hè thu 2014 (Bài 1): Thời vụ “căng”!

Thứ hai - 26/05/2014 03:12
So với cùng kỳ năm trước, “đỉnh” gặt tập trung của lúa xuân năm nay đến chậm hơn từ 5-7 ngày. Vụ xuân chưa qua, hè thu đã tới. Thời vụ “căng”, cộng với sự tùy tiện trong sử dụng giống ngoài cơ cấu của nông dân một số địa phương và nguy cơ thiếu nước tưới... là những thách thức không nhỏ trong vụ sản xuất này.


Mùa vụ thúc lưng…

Mặc cho những ngày qua nắng như cháy trên đầu, cánh đồng lúa xuân vừa chín vẫn tấp nập bóng người nông dân thoăn thoắt tay liềm. Bà Nguyễn Thị Mỹ (xã Sơn Hà, Hương Sơn) cho biết: “Mùa vụ cứ thúc sau lưng, mới chỉ vài ruộng cho chín nhưng gia đình tôi phải tranh thủ thu hoạch vì năm nay thời vụ sát rạt nhau. Nếu không giải phóng sớm đồng ruộng thì sợ sẽ không kịp làm hè thu mà chạy lũ mất”.

Bài 1: Thời vụ “căng”
Bắc mạ góc ruộng sẽ giúp bà con nông dân rút ngắn thời gian “quay vòng” luân canh trên đồng ruộng

Các vùng lúa đang ở thời kỳ gặt rộ, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 20.000 ha lúa xuân (trên 40% tổng diện tích), tập trung chủ yếu ở các địa phương: Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc và Hương Khê. Đứng ở “top” sau, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh cũng “vắt chân lên cổ” đuổi kịp hè thu.

Ông Phạm Văn Tình (thôn Tân Vĩnh Cần, Cẩm Thành, Cẩm Xuyên) cho biết: “Vì lo rét đại hàn nên tôi lùi ngày đổ giống trà xuân muộn đến mùng 2 tết, bây giờ, chắc phải đến đầu tháng 6 mới thu hoạch được. Nhà tôi có hơn mẫu ruộng, tập trung máy móc thì chỉ khoảng 4-5 ngày là thu hoạch xong, nhưng phải sau 10 ngày nữa mới hoàn tất việc làm đất cho vụ hè thu. Theo tính toán thì khoảng 20/6 sẽ xong xuống giống hè thu”. Riêng ở Cẩm Xuyên, vụ xuân 2014, có khoảng 40% diện tích gieo vào cuối khung lịch thời vụ, trong đó có khoảng 2.000 ha chậm thời vụ. Đối với địa phương có diện tích gieo cấy bằng 1/5 của tỉnh thì thực trạng này không phải là chuyện “dễ thở” đối với việc chạy đua với thời gian.

Theo kế hoạch, đã đến kỳ đổ nước vào chân ruộng làm đất sản xuất hè thu (từ 25/5 - 10/6) nhưng ở một số vùng lúa vẫn chưa chín nên khả năng lịch mở nước sẽ phải lùi lại. Việc chậm tiến độ đến cả chục ngày sẽ là thời gian “chết người” đối với mùa vụ lắm tai ương sắp tới. Đó là chưa kể, vào chính vụ, giá công người, công máy sẽ khó lường trước nhu cầu sử dụng tăng cao. Điều này dẫn đến việc ngại đầu tư của không ít nông dân, làm giãn tiến độ.

“Sớm một ngày, hay một điều”…

Bà con nông dân vẫn truyền nhau kinh nghiệm lúa “đỏ đuôi” thì xuống đồng bắc mạ. Chẳng thế mà, những ngày này, nông dân Đức Thọ vừa tranh thủ gặt diện tích đã chín, vừa làm mạ góc ruộng. Ông Nghiêm Sỹ Đông - Q. Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đức Thọ cho biết: “Huyện đã chỉ đạo các địa phương bắc mạ chân ruộng từ ngày 10/5, sớm hơn lịch của tỉnh 5 ngày. Đến thời điểm này, huyện đã cơ bản hoàn tất việc bắc mạ toàn bộ diện tích chuẩn bị cho hè thu. “Sớm một ngày, hay một điều”, đối với vùng hè thu chạy lụt, ngoài cơ cấu bộ giống cực ngắn thì xuống giống sớm là nguyên tắc “vàng” để sản xuất “ăn chắc”. Đối với những vùng có tập quán cấy thì bắc mạ là lựa chọn tối ưu nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa, tránh thiên tai vào cuối vụ.

Còn ở những địa phương có tập quán gieo thẳng, vài năm trở lại nay, phong trào cơ giới hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hằng năm, các huyện liên tục ưu tiên chính sách để mỗi xã, thôn đều được trang bị hàng trăm máy gặt đập liên hợp và vô số máy gặt tay mini khác. Thậm chí, lúc cao điểm, các chủ máy có thể luân chuyển từ vùng này sang vùng khác để “tăng bo” đẩy nhanh thu hoạch và làm đất. Một trong những huyện đi đầu trong chính sách này là Cẩm Xuyên, Can Lộc và Thạch Hà. Ông Lâm Xuân Thái - Phó phòng Nông nghiệp Cẩm Xuyên cho biết: “Hiện nay, toàn huyện có trên 100 máy gặt đập liên hợp và gặt mini, hàng trăm máy cày (có thể gắn bánh lồng làm đất) sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ. Lấy nước điều hành thời vụ, huyện chỉ đạo các địa phương thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy đến đó”.

NGUYỄN OANH

(còn nữa)
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 50

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 47


Hôm nayHôm nay : 43668

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 227816

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70455131