08:44 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân chế tạo máy băm rác mía

Thứ năm - 07/09/2017 21:36
Bằng vốn kiến thức ít ỏi được học tập qua sách báo, Internet cùng với niềm đam mê sáng chế, anh Phi Anh Đệ ở thôn Nguyên An, xã Sơn Nguyên, huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên đã chế tạo thành công máy băm rác mía, góp phần bảo vệ môi trường.

Sau một thời gian ăn, ngủ cùng với ý tưởng, chiếc máy băm rác mía đã ra đời trước sự ngỡ ngàng của người thân và bà con hàng xóm láng giềng. Thấy chiếc máy băm rác mía hoạt động trơn tru, mọi người đều gật đầu, hài lòng.
 
Để thấy rõ hiệu quả của chiếc máy băm rác, anh Đệ đưa chúng tôi đến nhà ông Võ Văn Tánh ở xã Sơn Hội - người mua máy băm rác mía của anh Đệ cách đây vài tháng. Tới nơi, ông Tánh đang chuẩn bị đưa chiếc máy ra ruộng mía của gia đình vừa thu hoạch xong để băm rác. Chiếc máy vừa lăn bánh, hệ thống dao băm quay đều bỏ lại phía sau lá mía được băm nhỏ ra. Và chưa đầy một buổi, ruộng mía gần 2 ha đã hoàn tất công đoạn băm rác. Ông Tánh nói: “Chiếc máy băm rác mía của anh Đệ coi vậy mà hữu dụng. Rác mía sau khi băm ra khoảng nửa tháng là phân hủy thành phân, vừa tốt cho đất, vừa bảo vệ môi trường. Giờ không còn phải lo khói bụi và cháy mía như trước đây nữa”.
 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
 
Đến nay, anh Đệ đã bán được hơn 20 chiếc máy băm rác mía, mỗi chiếc có giá từ 40 đến 60 triệu đồng. Hiện, máy băm rác mía của anh Đệ đang “cháy hàng” bởi người dân trong và ngoài tỉnh tới cơ sở sản xuất Thành Đạt do anh làm chủ đặt mua nhiều. Ông Lê Huỳnh Lưu, trưởng thôn Nguyên An, xã Sơn Nguyên cho biết: “Anh Đệ tuy là một nông dân nhưng trong quá trình lao động với bản chất cần cù, chịu khó học tập, nghiên cứu đã chế tạo ra chiếc máy băm rác mía giúp cho người trồng mía không đốt rác mía trước khi trồng như trước. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường và nguy cơ cháy mía được đảm bảo”.

Nguồn tin: khoahocphattrien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 302

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 301


Hôm nayHôm nay : 43531

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 363234

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73410205