22:12 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân sáng chế máy biến rác thải thành phân hữu cơ

Thứ tư - 19/11/2014 22:09
Từ khi sang chế ra máy chế biến phế phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ, gia đình anh Phúc không phải mua phân ngoài thị trường để bón cho trên 1ha hoa màu. Từ đó, mỗi năm gia đình anh tiết kiệm được khoảng 70 triệu đồng tiền mua phân bón.
Anh Phúc bên sản phẩm của mình

Anh Phúc bên sản phẩm của mình

Trưa ngày 19/11, chúng tôi tìm tới nhà cũng là lúc vợ anh Vũ Đình Phúc (khu Đất Mới, phường 7, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đang sốt sắng chuẩn bị một số nông sản là rau, hoa, cho chồng đem ra Hà Nội làm quà biếu người quen. Anh Phúc cho biết, đầu giờ chiều qua anh bay ra Hà Nội để ngày 20/11 nhận giải thưởng Nhân tài Đất Việt cho sản phẩm máy nghiền rác tạo thành phân hữu cơ do anh sáng chế. Có được thành quả như hôm nay, mấy ai biết rằng anh nông dân này đã phải trải qua những khó khăn, vất vả đến nhường nào.

Ý tưởng sáng chế máy nghiền rác thải xử lý thành phân hữu cơ của anh Phúc hình thành từ năm 2006, bắt nguồn từ một thực trạng ô nhiễm xảy ra tại địa phương.
Anh Phúc cho biết, sống giữa vùng sản xuất nông nghiệp rộng thênh thang tới hàng trăm hecta, sau mỗi vụ thu hoạch nhà vườn thường bỏ lại hàng nghìn tấn phế thải nông nghiệp, nhất là các loại lá bắp sú, cải thảo, hoa… khi phân hủy thường bốc mùi hôi thối nồng nặc. Đó là chưa kể các loại rác thải này chảy theo khe suối, đẩy vào các hồ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt.
Xem và tìm hiểu thông tin ở những nước có nền nông nghiệp phát triển, khi thu hoạch họ thường không bỏ lại bất cứ thứ gì, phế phẩm, rác thải nông nghiệp sẽ được chế biến thành phân rồi lại bón cho cây, anh nghĩ tại sao nông dân nước mình không làm như họ, vừa kinh tế lại ngăn chặn ô nhiễm môi trường? Đó là còn chưa kể người dân còn mua phải phân kém chất lượng dẫn đến tiền mất tật mang. Từ trăn trở đó đã thôi thúc anh Phúc đi tìm một câu trả lời thích đáng bằng cách phải sáng chế ra máy biến chất thải nông nghiệp thành phân hữu cơ. “Dĩ nhiên, đường tới thành công không bao giờ dễ, nhất là với một nông dân không được đào tạo qua trường lớp như tôi” - anh Phúc cho biết.

 

Anh Phúc kể lại, những tháng ngày triển khai ý tưởng thành hiện thực, anh đã mất ăn, mất ngủ, trắng đêm mày mò tìm đọc tài liệu, cơ chế hoạt động của máy móc. Đó là những nhọc nhằn mà anh đã tiên lượng được, nhưng điều anh không ngờ tới là khi bắt tay vào nghiên cứu, sáng chế anh lại bị người quen, hàng xóm giễu cợt, nói anh là “loại ấm đầu”, vợ con “không giữ được bình tĩnh” nên cũng đã lên tiếng phản đối. Nhưng cuối cùng, vượt lên tất cả sự khó khăn là thành quả lao động vinh quang: Chiếc máy chế biến rác thải nông nghiệp thành phân hữu cơ đã ra đời trong sự ngỡ ngàng của bạn bè, người thân. Những người trước đây đã chế giễu giờ họ phải nhìn anh với một ánh mắt khâm phục.

Với 2 bộ phận chính là mô tơ và cối xay cùng với một băng chuyền, chiếc máy có thể nghiền nhỏ, trộn đều các loại phế phẩm và một số phụ liệu nông nghiệp để dùng làm phân hữu cơ. Máy có 3 tầng: tầng cắt thô rác thải, tầng xay nhuyễn và tầng nghiền mịn, hoàn thiện sản phẩm.

Phế phẩm nông nghiệp sau khi xay nát sẽ được trộn với bã mía theo “công thức” cứ 20 tấn chất thải nông nghiệp sẽ trộn với 40 khối bã mía. Sỡ dĩ trộn với bã mía là để cho bã mía hút và giữ nguồn nước từ phế phẩm nông nghiệp, vốn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Sau khi trộn, anh Phúc có được từ 40-50 tấn phân ướt rồi đánh thành đống trộn ủ cho lên men trong vòng 1 tháng, cứ 10 ngày đảo một lần. 

 

Một phần của chiếc máy
Một phần của chiếc máy

Chiếc máy tự chế đầu tiên của anh ra đời năm 2006 với công suất chỉ chế biến được 3m3/giờ và chưa hoàn thiện cả về quy trình vận hành của máy cũng như sản phẩm phân hữu cơ được sản xuất từ chiếc máy này. Anh tiếp tục cải tiến và đến nay, máy sản xuất phân bón vi sinh từ rác thải đã hoàn chỉnh. Công suất máy lên 10m3/giờ. Từ khi sang chế ra máy chế biến phế phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ, gia đình anh Phúc không phải mua phân ngoài thị trường để bón cho trên 1ha hoa màu. Từ đó, mỗi năm gia đình anh tiết kiệm được khoảng 70 triệu đồng tiền mua phân bón.

Theo anh Phúc, chất lượng phân hữu cơ do anh sản xuất từ chất thải nông nghiệp không thua kém bất cứ loại phân nào đang được sử dụng trên thị trường hiện nay. Cụ thể, khi bón phân cho cùng loại cây, cùng một vị trí giữa phân của anh với loại phân mua ngoài thị trường có giá 4.000đ/kg, cây được bón phân của anh đã tốt hơn hẳn. Anh tiếp tục mua phân ngoài với giá 12.000đ/kg và bón so sánh với phân do anh sản xuất thì cây phát triển đồng đều như nhau. Trong khi đó, để thành phẩm 1kg phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp chỉ mất từ 2.000-2.200đ, hiệu quả kinh tế hơn hẳn. Anh Phúc làm phép tính, chỉ cần khoảng 50% diện tích rau, hoa ở Đà Lạt sử dụng phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp thay thế cho các loại phân khác, lợi ích về kinh tế sẽ dôi lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Chiếc máy biến phế phẩm nông nghiệp thành phân bón.
Chiếc máy biến phế phẩm nông nghiệp thành phân bón.

Được anh Phúc chuyển giao công nghệ, hiện nhiều gia đình sản xuất nông nghiệp tại Đà Lạt cũng đã trang bị máy sản xuất phân bón hữu cơ. Nếu như trước đây, vào mỗi vụ thu hoạch nông sản, chất thải nông nghiệp lại được chất đống đầy bờ đường hoặc bị đẩy xuống những con mương dẫn nước, khe suối bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường thì ngày nay thực trạng đó đã không còn. Tất cả các phế phẩm nông nghiệp đã được người dân địa phương thu gom, tận dụng để chế biến thành phân.

Anh Phúc cho biết đến nay đã sản xuất và bán được 21 máy do mình sáng chế, khách hàng đã vượt ra khỏi tỉnh Lâm Đồng vươn tới Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận… Mỗi chiếc máy trung bình trị giá là 35 triệu đồng. Là người sáng chế ra máy chế biến rác thải nông nghiệp thành phân hữu cơ nhưng anh Phúc không có ý định tiến hành các thủ tục đăng ký độc quyền nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Anh giải thích cho việc này đơn giản chỉ là “giúp mình và bà con nông dân giảm bớt chi phí sản xuất”.
Ủ phân...
Ủ phân...
... và phân thành phẩm.
... và phân thành phẩm.

Ông Vi Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường 7, TP Đà Lạt cho biết, anh Vũ Đình Phúc là một tấm gương lao động sản xuất mang tính điển hình của địa phương. Từ mô hình sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp do anh Phúc  tiên phong, Hội Nông dân phường đã phối hợp với anh Phúc xúc tiến đưa hô hình này phát triển rộng rãi trong nhân dân nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và giữ gìn vệ sinh môi trường.

Ghi nhận những thành quả nghiên cứu, lao động, sản xuất, anh Vũ Đình Phúc đã được nhiều cơ quan, tổ chức công nhận và vinh danh. Đặc biệt, anh Phúc còn vinh dự được Thủ tường Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.

Theo Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 133

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 132


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 969583

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72652292