10:56 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi 26 con bò sữa nhẹ tênh nhờ cải tiến, sáng chế máy móc

Thứ năm - 20/10/2016 04:05

Một mình quản 26 con . Nếu không có máy móc thì không thể làm nổi. Đó là tâm sự của Nguyễn Trung Lập, chàng nông dân có nhiều cải tiến, sáng chế máy móc phục vụ   ở ấp 5, xã Bình Mỹ, Củ Chi, TP.HCM.

Học hết cấp 2

Nguyễn Trung Lập là một nông dân trẻ, năm nay mới 34 tuổi. Là con nhà nông, Lập tham gia sản xuất  từ khá sớm, khi mới 15 tuổi. Lập bảo học xong lớp 9 thì nghỉ ở nhà, giúp cha mẹ, các anh trai , làm ruộng…

Nuôi 26 con bò sữa nhẹ tênh nhờ cải tiến, sáng chế máy móc
Máy ủi phân của Lập được cải tiến từ máy cày tay

Ngoài việc phụ giúp gia đình, từ nhiều năm trước, Lập đã bắt đầu gây dựng đàn bò sữa riêng của mình. Điều đáng quý ở Lập là tuy chỉ học hết cấp 2, nhưng trong quá trình làm việc, Lập luôn suy nghĩ, tìm tòi làm sao để giảm thiểu sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm. Trong đó, việc cải tiến các loại máy móc luôn làm Lập quan tâm nhất.

Những cái máy đầu tiên mà Lập cải tiến là máy ủi phân và máy xới phân bò. Nhà nào nuôi nhiều bò sữa, dồn phân vào một chỗ là một công việc khá vất vả. Vì thế nhiều người nuôi bò, lúc đang mệt, thường dùng vòi nước xịt đẩy phân cho trôi luôn vào hệ thống nước thải, gây ô nhiễm môi trường. Trên thị trường lại không có máy gom phân bò. Suy nghĩ mãi, Lập nảy ra sáng kiến lấy cái máy cày tay, cải tạo lại thành một máy gom phân bò, có thể sử dung một cách nhẹ nhàng, thao tác nhanh chóng và không tốn sức.

Gom phân rồi, để phơi cho phân nhanh khô, cần phải chịu khó xới xáo phân. Công việc này cũng tương đối nặng nhọc. Lập lại suy nghĩ và chế ra cái máy xới phân cầm tay từ máy cắt cỏ. Nhờ đó, việc xới phân cũng trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng hơn nhiều.

2 cái máy nói trên đã mang lại cho Lập một khoản thu nhập đáng kể, vì nguồn phân thu gom lại, đem phơi khô rồi bán cho những người trồng trọt. Mỗi tháng, Lập thu được khoảng 6 triệu đồng tiền bán phân bò khô, trong khi chi phí để cải tạo máy cày tay thành máy gom phân chỉ có 3 triệu đồng, còn máy xới phân chỉ hết 1,5 triệu đồng chi phí cải tạo.

Năm 2015 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong nghề nuôi bò sữa của Lập. Người anh trai thứ hai của Lập lấy vợ và quyết định chuyển về Bình Dương sinh sống. Lúc ấy, người anh này đang nuôi 11 con bò sữa và quyết định để lại toàn bộ đàn bò ấy cho Lập.

Khi đó, Lập đang có trong tay 5 con bò sữa. Để mua lại đàn bò của anh trai, Lập phải đi vay vốn ngân hàng. Sau khi hoàn thành việc mua lại đàn bò của anh trai, từ một ông chủ nhỏ, Lập đã trở thành một ông chủ bò sữa có quy mô đàn trên mức bình quân của TP (các hộ nuôi bò sữa ở TP HCM hiện có trung bình 11,3 con/hộ).

Từ nuôi 5 con, chuyển lên nuôi 16 con, công sức bỏ ra đương nhiên phải nhiều hơn hẳn so với trước đây, mà Lập vẫn phải làm một mình vì mẹ đã già không phụ được, vợ thì chưa có. Lập lại càng phải quan tâm nhiều hơn tới việc cải tiến các loại máy móc phục vụ . Chỉ trong vòng hơn 1 năm qua, Lập đã có thêm nhiều cải tiến quan trọng. Trong đó, nổi bật nhất là việc đưa nhịp tim rời xa bình chứa sữa.

Máy đo nhịp tim vốn được gắn dưới nắp bình đựng sữa trong máy vắt sữa bò. Ở vị trí ấy, máy đo nhịp tim dễ bị hư hỏng, việc vệ sinh máy cũng không dễ dàng. Mặt khác, hơi sương của sữa bám vào máy đo nhịp tim dễ phát sinh vi khuẩn, khi hơi sương của sữa đó rơi trở lại xuống bình sữa, sẽ góp phần làm giảm chất lượng sữa.

Để khắc phục những hạn chế đó, Lập đã tìm tòi, suy nghĩ khá nhiều. Cuối cũng, Lập chọn phương án chế thêm một bình hơi phụ cho máy vắt sữa. Lập tháo máy đo nhịp tim khỏi nắp bình sữa, gắn máy vào chỗ bình hơi phụ, rồi dùng ống hơi chân không nối bình hơi phụ với bình sữa.

“Một người chỉ có thể  tối đa 10 – 15 con bò sữa. Nhờ cải tiến, sáng chế các loại máy móc, tôi vẫn có thể một mình  được đàn bò 26 con một cách dễ dàng và tiết kiệm được nhiều chi phí do không phải thuê người phụ giúp”, Nguyễn Trung Lập.

Chiều cao cũng như khoảng cách của bình hơi phụ so với bình sữa được tính toán sao cho khi hơi sương của sữa đi qua ống hơi chân không đến bình hơi phụ rồi tới nhịp tim, thì những phân tử li ti dạng không khí sẽ rơi xuống đáy bình hơi phụ. Dưới đáy bình hơi phụ có van xả, giúp cho hơi sương có thể thoát ra ngoài dễ dàng.

Nhiều hiệu quả thiết thực

Cải tiến nói trên của Lập đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực như giúp cho việc vệ sinh máy vắt sữa dễ dàng hơn nhiều khi có thể dùng bơm cao áp. Việc bảo trì, thay thế nhịp tim cũng thuận tiện hơn hẳn.

Chất lượng sữa được đảm bảo vì không còn nguy cơ nhiễm vi khuẩn do hơi sương của sữa rơi xuống…, góp phần không nhỏ để Lập luôn bán được sữa ở mức giá cao nhất. Và cải tiến này của Lập đã được đánh giá cao khi được trao tặng giải Nhì tại Hội thi Kiến thức và Sáng tạo nhà nông TP.HCM năm 2015.

Nuôi 26 con bò sữa nhẹ tênh nhờ cải tiến, sáng chế máy móc
Nguyễn Trung Lập thực hiện lại thao tác đưa máy nhịp tim ra bên ngoài bình đựng sữa

Ngoài ra, một số cải tiến, sáng chế khác của Lập trong năm qua cũng đáng để nhắc tới như chế bộ tời kéo cỏ trên máy cày. Với bộ tời này, mỗi khi đi cắt cỏ cho bò, Lập không cần phải thuê thêm người đi vác cỏ, mà chỉ việc rải một tấm bạt, bỏ hết cỏ cắt được lên đó rồi buộc đầu dây tời vào tấm bạt.

Xong, trở về chỗ máy cày khởi động máy tời cỏ (được chế từ một động cơ xe máy cũ), máy sẽ kéo tấm bạt chứa cỏ về chỗ máy cày trong thời gian rất ngắn nhờ tốc độ cao của động cơ.

Với cách này, Lập có thể kéo toàn bộ cỏ ở khoảng cách 100 – 200m về chỗ máy cày một cách dễ dàng, nhanh chóng, không tốn chút công sức nào. Hay việc tự chế dàn tắm tự động cho bò sữa, cũng giúp cho Lập có thể một mình tắm cho cả đàn bò mà không cần thuê người phụ.

Tiếng lành vang xa, nhiều người nuôi bò sữa trong vùng, khi hay tin, đã tìm đến tận nơi tìm hiểu các loại máy móc của Lập và đã nhờ Lập chế tạo cho trang trại của mình. Điều đó cũng phù hợp với mong muốn của Lập là phổ biến rộng rãi các sáng kiến của mình nhằm giúp bà con nuôi bò ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

THANH SƠN
Nguồn:nghenong.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 269

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 268


Hôm nayHôm nay : 50111

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 369814

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73416785