08:44 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi bò Úc ở An Giang

Thứ năm - 09/10/2014 03:48
Trước nhu cầu nhập khẩu thịt bò Úc vào Việt Nam ngày càng gia tăng, nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã nhanh chóng chuyển đổi từ nuôi bò lai Sind, bò cỏ sang nuôi bò Úc.
Bò Úc có trọng lượng trung bình 700 kg/con, là loại bò nuôi chuyên lấy thịt. (Ảnh: Báo An Giang Online)

Bò Úc có trọng lượng trung bình 700 kg/con, là loại bò nuôi chuyên lấy thịt. (Ảnh: Báo An Giang Online)

Cung không đủ cầu

Đi đầu trong phong trào này phải kể đến nông dân ở các huyện Chợ Mới, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú và TX Tân Châu. Nếu ở huyện Chợ Mới có ông Lê Văn Đeo nuôi bò giỏi thì huyện Tri Tôn có ông Nguyễn Lợi Đức.

Đây là những nông dân SXKD giỏi của tỉnh, đầy năng động. Bò Úc được nông dân chọn nuôi theo 2 hướng lấy thịt và sinh sản.

Nhà ông Đeo đã có truyền thống nuôi bò trên 20 năm. Trước khi quyết định chuyển đổi từ bò lai Sind sang bò Úc, ông Đeo đã lặn lội hàng trăm km sang xã Phú Lễ, huyện Ba Tri (Bến Tre) nghiên cứu mô hình này.

Ông cũng sang Đồng Tháp học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Sau một thời gian cân nhắc tính hiệu quả, ông đã quyết định nhập chuồng 5 con bò Úc để nuôi với tổng số tiền 102 triệu đồng.

“Tôi đọc báo thấy Cơ quan Thú y vùng VI (Cục Thú y) cho biết, chỉ riêng năm 2013 các Cty nhập khẩu thịt bò ở Việt Nam đã nhập 46.000 con bò Úc để đáp ứng nhu cầu thịt ở thị trường nội địa. Nhìn thấy được triển vọng nên tôi đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình”, ông Đeo tâm sự.

Ông Lê Nghĩa Thuấn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Mới cho biết, tỷ lệ tiêu thụ thịt bò của thế giới hiện nay là 23% trên tổng lượng thịt sử dụng hàng năm trong khẩu phần ăn của mỗi người, trong khi ở VN tổng lượng trâu, bò mới chỉ chiếm gần 7%, cung không đủ cầu. Vì vậy huyện đã định hướng cho nông dân chuyển đổi mô hình chăn nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Toàn huyện Chợ Mới có 150 con bò Úc được nông dân mua về nuôi lấy thịt phục vụ thị trường thịt nội địa. Nhìn thấy tính hiệu quả của đối tượng nuôi mới này, huyện đã ra chủ trương phát động nông dân chuyển đổi mô hình từ nuôi bò lai Sind, bò cỏ sang nuôi bò Úc.

Hiệu quả gấp đôi

“Nếu so sánh giữa bò lai Sind và bò Úc thì bò Úc nuôi hiệu quả gấp đôi. Bò lai Sind nuôi 1 năm, bán giá cao nhất cũng khoảng 30 triệu đồng. Sau 1 năm nuôi bò lớn rất chậm, trong khi bò Úc nuôi càng lâu, bò càng lớn, thịt càng nhiều, bán tiền gấp đôi bò lai Sind.

Nếu bò lai Sind nuôi 8 con thì bò Úc chỉ cần nuôi 4 con là hiệu quả hơn, nhẹ công chăm sóc hơn. Bò lai Sind nuôi nhốt trong chuồng, bò dậm nhiều xuống nền nên rất dễ mắc bệnh viêm móng, viêm khớp còn bò Úc thì không có”, ông Đào Văn Bưu, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ An (Chợ Mới) nói.

Tỉnh An Giang cũng đã hỗ trợ cho huyện Chợ Mới nguồn tinh nhân tạo của bò Úc để cải tạo đàn bò nền của địa phương. Hiện đã có 6 con bò đang mang thai. Trước đó, huyện cũng đã cử 4 cán bộ đến Trung tâm Gia súc lớn tỉnh Bình Dương học tập kỹ thuật nuôi và gieo tinh.

Bò Úc thân dài, tròn, lông ngắn, mượt, da mỏng; phần lớn bò đều không sừng, u lưng nhỏ, chân và móng chắc, khỏe. Không bị trúng nắng, kháng ve và ký sinh trùng. Một điển hình nuôi bò Úc là trường hợp ông Nguyễn Văn Phước, xã Mỹ An. Sau hơn 1 năm nuôi, con bò của ông đạt trọng lượng 700 kg. Ông vừa bán cho Cty Vissan với giá 65 triệu đồng/con, trừ chi phí lãi 35 triệu đồng.

Huyện Chợ Mới đã chọn 2 xã Mỹ An, An Thạnh Trung nuôi thí điểm, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.

Mỹ An có 6 Tổ hợp tác (THT) chăn nuôi bò Úc, được Ngân hàng NN-PTNT cho vay 5 tỷ đồng để mua con giống. Xã An Thạnh Trung có 1 THT nuôi 17 con. Đối với hộ nuôi cá thể, ngân hàng sẽ cấp hạn mức tín dụng là 50 triệu đồng/hộ. Lãnh đạo huyện đã có biên bản ghi nhớ với Cty Vissan (TP.HCM), giúp nông dân tiêu thụ hết số bò nuôi trong huyện.

Ông Lê Nghĩa Thuấn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Mới cho biết: “Chương trình ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đã hỗ trợ cho Chợ Mới 12 máy băm cỏ để giúp các THT nuôi phối trộn thức ăn cho bò.

Có 3 tiến sỹ ở Trường Đại học An Giang tình nguyện làm không hưởng lương, đã đến từng THT tập huấn, hướng dẫn cho bà con cách phối trộn thức ăn, kỹ thuật chăm sóc và cách phòng bệnh cho bò. Đây là việc làm thiết thực, góp phần làm cho phong trào nuôi bò Úc phát triển nhanh trên địa bàn Chợ Mới".

HIỀN VINH - HOÀNG VŨ
Nguồn nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 132

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 131


Hôm nayHôm nay : 35824

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 899848

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72582557