Kỹ thuật chăn nuôi heo an toàn sinh học được hiểu là đưa ra các biện pháp kỹ thuật với mục đích hạn chế tối đa sự lây nhiễm các dịch bệnh, tác nhân sinh học tự nhiên hoặc do con người tạo ra làm ảnh hưởng tới sức khỏe, năng suất của vật nuôi, mất cân bằng hệ sinh thái. Ðể đưa ra được kỹ thuật chăn nuôi heo hiệu quả thì cần tuân thủ và thực hiện đầy đủ các bước sau.
- Bảo vệ vật nuôi trong môi trường an toàn.
- Khu vực chăn nuôi nên xa khu vực chăn nuôi súc vật khác và các hộ gia đình.
- Chuồng trại, khu vực chăn nuôi cần có rào chắn để tránh thú dữ, vật lạ.
- Ðảm bảo sự yên tĩnh thì nên hạn chế người đi lại khu vực chăn nuôi.
- Cần thiết kế các hố sát trùng ở mỗi dãy chuồng trại để tránh ô nhiễm môi trường.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, quan sát các biến chứng để có biện pháp phòng chống các dịch bệnh.
- Xử lý, thu gom các chất thải.
- Chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý vật nuôi hiệu quả.
- Ðảm bảo đầy đủ lượng thức ăn đạt chất lượng.
- Vệ sinh sạch sẽ mọi vật dụng chăn nuôi, nước uống gia súc.
- Thực hiện theo đúng quy tắc, mật độ chăn nuôi hợp lý.
- Ðịnh kỳ tiêm phòng các loại vaccine phòng chống dịch.
- Chọn vị trí, hướng chuồng trại thích hợp. Chọn khu đất cao ráo, hướng chuồng phù hợp. Ðể tránh ánh nắng trực tiếp, gió lùa. Nên chọn hướng Ðông - Nam để xây dựng chuồng.
- Xác định vào mục đích, điều kiện kinh tế để thiết kế mặt bằng, diện tích phù hợp.
- Có hai kiểu chuồng được áp dụng phổ biến là kiểu chuồng hở và chuồng kín để điều tiết nhiệt độ ánh sáng thích hợp. Và để đảm bảo sự phát triển tốt nhất thì việc thiết kế kiểu chuồng trại thông thoáng tự nhiên là đảm bảo nhất.
- Mái chuồng thiết kế kiểu bằng ngói, mái tôn, lá, xi măng… làm 1, 2 mái, chiều cao thích hợp.
- Ðể mọi hoạt động của heo không bị xáo trộn cũng như ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, sức khỏe cùa đàn heo, cần vệ sinh chuồng trại, các vật dụng chăn nuôi cũng như khu vực xung quanh sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, ôxy cho heo
- Cung cấp đầy đủ lượng thức ăn hàng ngày đáp ứng cho nhu cầu phát triển, sinh trưởng của heo tốt nhất. Chính vì vậy mà lượng thức ăn hàng ngày cao với khẩu phần chia thành nhiều bữa.
- Kết hợp giữa nguồn thức ăn công nghiệp và nguồn thức ăn tự chế biến như các loại bột cám, ngô, khoai, các loại rau như khoai, muống; Các loại củ quả… để heo tăng tỷ trọng cao.
- Vệ sinh sạch sẽ nguồn thức ăn cung cấp cũng như nguồn nước sạch cho heo cũng như vật dụng chăn nuôi để đảm bảo sức khỏe cho đàn heo.
- Phòng tránh các dịch bệnh truyền nhiễm thì nên ngăn cách khu vực chăn nuôi heo với các loại gia súc khác.
- Trước khi thả heo vào chuồng cần phun thuốc sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi cẩn thận.
- Dọn vệ sinh hàng ngày đảm bảo đủ độ thông thoáng
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh huyết trùng, thương hàn, dịch tả, lở mồm long móng… để tạo ra những giống heo khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
Bổ sung đầy đủ và cân bằng các nhóm dinh dưỡng thiết yếu cho vật nuôi. Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, qua đó làm giảm chỉ số chuyển hóa thức ăn (FCR), tiết kiệm 5 - 10% chi phí thức ăn chăn nuôi; Nâng cao sức đề kháng và tỷ lệ sống của con giống; Ðẩy mạnh quá trình phát triển sinh lý, sinh hóa; Giảm mùi hôi phân 70 - 80%; Nâng cao chất lượng thịt, trứng, sữa… ; Cho xuất chuồng sớm hơn 7 - 15 ngày, đồng thời tạo ra dòng thực phẩm sạch.
* Ðối với gia súc lấy thịt:
- Cho ăn: Dùng 5 ml sản phẩm pha với một lượng nước vừa đủ rồi trộn đều với 10 - 12 kg cám công nghiệp (cám nấu 20 - 25 kg).
* Ðối với gia súc sinh sản (heo nái sinh sản):
Trong thời kỳ mang thai, heo nái cần lượng chất khoáng nhiều hơn để phát triển hệ xương của bào thai. Khi khẩu phần ăn của heo mẹ không đủ, sẽ phải huy động nhiều chất khoáng từ cơ thể heo mẹ, đặc biệt là canxi và phốt pho từ xương để nuôi thai. Vì thế, heo mẹ bị thiếu chất khoáng dễ dẫn tới bại liệt. Một giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng cũng như bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu kịp thời cho heo mẹ nuôi bào thai đó là sử dụng sản phẩm sinh học Vườn Sinh Thái thường xuyên liên tục:
+ Giai đoạn heo nái chửa 18 - 85 ngày đầu: Dùng 5 - 6 ml sản phẩm pha trộn 2 kg cám nấu (10 kg cám công nghiệp). Cho uống: Liều lượng pha trộn tương tự heo thịt.
+ Giai đoạn heo nái chửa 85 - 110 ngày: Dùng 7 - 8 ml sản phẩm pha trộn 20 kg cám nấu (cho uống pha với 10 - 15 lít nước).
+ Giai đoạn 111 - 113 ngày: Ngừng sử dụng sản phẩm Vườn Sinh Thái đến thời điểm sau đẻ 5 - 7 ngày.
+ Ðối với heo con: Sau khi đẻ 18 - 25 ngày mới cho sử dụng sản phẩm Vườn Sinh Thái. Liều lượng tương tự heo thịt, tuy nhiên cần cho ăn thấp hơn so với liều lượng khuyến cáo và tăng dần ở những lần cho ăn tiếp theo.
* Chú ý: Không pha thức ăn khi còn nóng, pha xong để 15 phút tạo men rồi mới cho ăn. Cho ăn (hoặc uống) cách nhật vào buổi chiều tối đối với vật nuôi lấy thịt. Với gia cầm, thủy cầm lấy trứng cho ăn vào buổi sáng. Lượng thức ăn (hoặc lượng nước uống) sử dụng để hòa trộn với sản phẩm phải bằng 30 - 50% tổng khẩu phần/ngày. Cho ăn thì thôi cho uống và ngược lại. Không sử dụng chung sản phẩm với thuốc kháng sinh. Cách ly thuốc kháng sinh phòng bệnh với sản phẩm từ 8 - 16 giờ.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Thương mại Trung Việt
Nhà phân phối độc quyền chế phẩm
sinh học Vườn Sinh Thái tại Việt Nam
Ðịa chỉ: Khu đô thị Ðại Thanh,
Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0962 686 348
Email:
vuonsinhthai.trungviet@gmail.com
Web: www.vuonsinhthai.com.vn.
Ứng dụng chế phẩm sinh học vào trong chăn nuôi giúp tăng năng suất 20-30% + Giảm chi phí 30 - 50% + Xuất chuồng sớm 5 - 10 ngày + Giảm mùi hôi phân chuồng 85 - 90%. An toàn bền vững vì sức khỏe cộng đồng. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn