04:01 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi tôm càng xanh

Thứ ba - 01/07/2014 21:20
Tôm càng xanh là một loại tôm nuôi mà bà con ta rất ưa chuộng. Nó có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước cơ thể lớn, thịt thơm ngon và bán rất chạy.


Tôm càng xanh có ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới mà chủ yếu là ở vùng Đông Nam Á. Tại Việt Nam, tôm càng xanh được phân bố từ Nha Trang trở vào. Nó có mặt ở hầu hết các lưu vực sông, ngòi, ao, hồ, đầm phá và cả trên các ruộng nước. Người ta ước tính, Việt Nam là nước có trữ lượng tôm càng xanh trong tự nhiên lớn nhất khu vực.

tôm càng xanh

tôm càng xanh

Tuy nhiên, tôm càng xanh được đánh bắt ráo riết nên cạn kiệt nhanh. Vì vậy, ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, chúng ta đã phát động phong trào nuôi tôm càng xanh. Khắp nơi đã hưởng ứng. Nuôi tôm càng xanh không khó. Nó lại cho hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, phong trào nuôi tôm càng xanh được liên tục duy trì.

Khó có con tôm nước ngọt nào mà lại có thể lớn hơn tôm càng xanh. Tôm càng xanh đực có thể đạt tới 450g/con. Con cái thì bé hơn. Khi con nhỏ, con đực và con cái có tốc độ tăng trưởng như nhau. Nhưng khi có thể vượt quá 14cm thì con đực lớn nhanh hơn nhiều. Vì vậy, người ta đã tìm ra phương pháp để con mẹ đẻ ra toàn tôm đực. Nuôi chúng sẽ có lợi hơn nuôi tôm cái. Chỉ nuôi 7 tháng mà mỗi con tôm đực đã có thể nặng tới 110g (trong lúc con cái chỉ đạt 50g!).

Vòng đời của tôm càng xanh trải qua các giai đoạn từ trứng tới ấu trùng, tôm bột, tôm giống và tôm trưởng thành. Trong mỗi giai đoạn, chúng lại cần các điều kiện sống khác nhau. Việc tạo giống đã có các cơ sở chuyên sản xuất. Bà con ta chỉ việc bắt tay vào nuôi.

Tôm càng xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật. Thức ăn của chúng trong tự nhiên thường là: Nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loại tảo, mùn bã hữu cơ… Khi nuôi, ta có thể dùng các loại thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 30-32%. Nhiều nơi, bà con dùng cám công nghiệp cho gà để nuôi tôm cũng được.

Cũng như nhiều loại cá, môi trường nuôi tôm càng xanh là nước ngọt. Nó cần nguồn nước luôn luôn sạch. Trước khi nuôi ta nên nạo vét bớt bùn, bón vôi để điều chỉnh pH và bón thêm phân chuồng để tạo màu nước ao. Nếu có điều kiện, nên định kỳ thay nước cho ao nuôi (mỗi lần 30%) hoặc sục khí để tăng lượng ôxy hòa tan.

Phải hết sức lưu ý, khi tôm lột xác thường bị con chưa lột tấn công và ăn mất xác. Chúng ăn thịt lẫn nhau! Do đó, nên thả đúng mật độ, tạo thêm nhiều chỗ trú để nó dễ ẩn náu.

Khi nuôi tôm trong ruộng lúa thì phải có mương sâu xung quanh. Ta có thể thả 2-3 con/m2 hoặc trong ao bón thâm canh thì thả 7-8 con/m2. Thế còn trong các ao nuôi thâm canh, ta có thể thả 20-25 con/m2… Tôm càng xanh cho ta nguồn thu lớn. Rất nên tổ chức nuôi tôm càng xanh.

theo Dân Việt


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 411

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 410


Hôm nayHôm nay : 55873

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1028041

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71255356