14:14 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi tôm công nghệ cao thắng lớn

Thứ sáu - 09/12/2016 03:10
Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang vừa tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trong ao lót bạt đáy có mái che bằng lưới lan để giảm những tác động bất lợi của môi trường.
Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn giảm rủi ro, đạt năng suất cao và mang lại tỷ suất lợi nhuận rất hấp dẫn

Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn giảm rủi ro, đạt năng suất cao và mang lại tỷ suất lợi nhuận rất hấp dẫn

Mô hình được trung tâm thực hiện tại Trại Thực nghiệm và Sản xuất giống Thủy sản Thứ Sáu Biển (huyện An Biên) và Ba Hòn (huyện Kiên Lương). Đây là 2 khu vực nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Kiên Giang, gồm các huyện ven biển vùng U Minh Thượng và Tứ giác Long Xuyên.

Báo cáo tại hội nghị, ông Mai Thanh Bình, Trưởng trại Thứ Sáu Biển cho biết, nuôi tôm 2 giai đoạn là bước cải tiến trong quy trình nuôi tôm công nghiệp, hạn chế nguy cơ dịch bệnh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, giai đoạn I, tôm giống cỡ post 11 - 12 được ương vèo trong ao (500m2) lót bạt đáy có mái che bằng lưới lan 100%, mật độ 600 con/m2, thời gian 25 - 30 ngày. Sau đó chuyển sang nuôi diện rộng trong giai đoạn II, ao (2.000m2) lót bạt đáy có mái che bằng lưới lan 50%, mật độ 150 con/m2, thời gian nuôi đến thu hoạch 60 - 75 ngày.

“Ưu điểm của mô hình này là môi trường nuôi được kiểm soát, nhà che lưới lan hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng cao, hạn chế dịch hại, các ký chủ trung gian có thể mang mầm bệnh lây lan qua tôm nuôi. Đồng thời quản lý tốt lượng thức ăn (tránh dư thừa), tôm nuôi bị hao hụt thông qua hệ thống xi phon hằng ngày”, ông Bình đánh giá.

Kết quả, mô hình tại Thứ Sáu Biển tỷ lệ tôm nuôi sống đạt 80%, hệ số thức ăn cả 2 giai đoạn 1,38/kg tôm, cỡ tôm thu hoạch trung bình 37 con/kg, sản lượng 6,6 tấn tôm thương phẩm, giá bán 161.000 đồng/kg, doanh thu hơn 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chí phí trực tiếp và khấu hao tài sản, còn lợi nhuận 450 triệu đồng, với tỷ suất lợi nhuận lên đến hơn 78%. Mô hình tại Ba Hòn cũng với quy mô diện tích và mức đầu tư tương tự, sản lượng thu hoạch đạt 6 tấn tôm thương phẩm (do tỷ lệ sống thấp hơn) nên mức lợi nhuận thấp hơn chút ít.

Tại hội thảo, hầu hết các đại biểu đều đánh giá cao hiệu quả của mô hình, giảm được rủi ro do thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh thường xuyên xảy ra so với quy trình nuôi ao đất truyền thống. Nếu khai thác tốt, mô hình không chỉ giúp tăng năng suất, sản lượng mà còn tăng vụ nuôi trong năm (đạt 3 vụ/năm) trên cùng diện tích nuôi.

09-06-22_mo-hinh-nuoi-tom-2-gii-don-gim-rui-ro-dt-nng-sut-co-v-mng-li-ty-sut-loi-nhun-rt-hp-dn
Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn giảm rủi ro, đạt năng suất cao và mang lại tỷ suất lợi nhuận rất hấp dẫn

09-06-22_mo-hinh-nuoi-tom-2-gii-don-gim-rui-ro-dt-nng-sut-co-v-mng-li-ty-sut-loi-nhun-rt-hp-dn


 

 

Tuy nhiên, mô hình có mức đầu tư ban đầu tương đối cao, do phải cải tạo, làm mới lại toàn bộ hệ thống nuôi, gồm: ao lắng, ao chứa, ao xử lý, ao sẵn sàng ao nuôi giai đoạn I và II. Hệ thống bơm rút nước đáy tránh cho bạt bị phồng gây thẩm thấu ngược. Bạt lót đáy loại HDPE dày 0,5mm có giá khoảng 430 ngàn đồng/m2 (nhà sản xuất bảo hành 10 năm).

Ông Nguyễn Việt Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện An Biên chia sẻ, mô hình nuôi 2 giai đoạn trong ao có lót bạt và mái che là rất thích hợp, cần khuyến khích phát triển. Khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn vốn đầu tư, rất cần có chính sách để ngân hàng vào cuộc hỗ trợ vốn vay cho nông dân đầu tư ban đầu...

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020 phải đạt ít nhất 80.000 tấn tôm nuôi (hiện nay là 56.000 tấn). Và chỉ có đầu tư nuôi công nghiệp công nghệ cao thì mới tăng nhanh về sản lượng được. Riêng vùng chuyên canh thủy sản nước lợ thuộc huyện An Biên, An Minh là 4.000ha, ngành sẽ quy hoạch lại để chuyển dần sang nuôi tôm công nghiệp...

Đ.T.CHÁNH
Nguồn: NNVN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 380

Máy chủ tìm kiếm : 30

Khách viếng thăm : 350


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1067161

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71294476