21:53 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi tôm thẻ chân trắng: Thắng nhưng vẫn phải thận trọng

Thứ ba - 18/02/2014 03:23
(Thủy sản Việt Nam) - Thời gian vừa qua, thắng lợi của tôm thẻ chân trắng đã giúp ngành tôm liên tục lập kỷ lục. Nhân cơ hội “thừa thắng”, bà con ào ạt thả nuôi, diện tích tôm thẻ chân trắng liên tục được mở rộng ở ĐBSCL và “át vía” cả tôm sú, khiến vấn đề quy hoạch trở lên “nóng” hơn bao giờ hết.

Lo ngại thẻ “át” sú

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2013, tổng diện tích và sản lượng TTCT theo hình thức thâm canh tại 8 tỉnh ven biển ĐBSCL tăng mạnh, lần lượt là 52.181 ha và 195.938 tấn. Trong đó, lớn nhất là Sóc Trăng với diện tích 16.959 ha (kế hoạch 7.000 ha), sản lượng 51.180 tấn; Bạc Liêu 13.998 ha (vượt gấp 6 lần kế hoạch năm), sản lượng 25.448 tấn; Bến Tre gần 4.300 ha (tăng hơn 68% so năm 2012), sản lượng 32.190 tấn…

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, hiện diện tích TTCT tự phát tăng nhanh, dễ phá vỡ quy hoạch định hướng vùng nuôi… Bạc Liêu là tỉnh có diện tích nuôi ngoài quy hoạch nhiều nhất với 7.472 ha;Bến Tre 1.194 ha; Kiên Giang 549 ha… Điều này dễ gây lo ngại dịch bệnh có thể bùng phát trở lại trên diện rộng, đặc biệt là tại những vùng chưa đủ điều kiện thả nuôi.

TTCT có lợi thế thời gian nuôi ngắn, sản lượng cao - Ảnh: Phan Thanh Cường

Bởi thông thường, kết thúc vụ tôm là thời điểm tiến hành tu bổ, cải tạo ao đầm để chuẩn bị cho vụ sau. Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi tận dụng nước ao tôm cũ tiếp tục thả nuôi nối vụ, thậm chí một số hộ nuôi TTCT còn thả nuôi ngay trong điều kiện nước ngọt… Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), nếu người nuôi tôm có điều kiện tài chính, nguồn nước, con giống và kỹ thuật quản lý tốt thì vẫn có thể thả nuôi TTCT vụ nghịch; đối với những hộ không có điều kiện thì không nên thả. Bên cạnh đó, năm 2014, nhiều khả năng Trung Quốc, Thái Lan sẽ tăng được sản lượng TTCT vì đã phần nào kiểm soát được dịch bệnh, qua đó, nguồn cung sẽ tăng đẩy giá TTCT xuống.

Mặt khác, theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, nếu chỉ mải chạy theo TTCT, ngành tôm Việt Nam gặp bất lợi lớn trong việc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bởi giá TTCT nguyên liệu từ Thái Lan nhập về Việt Nam vẫn thấp hơn so với giá nguyên liệu trong nước. Còn tại Ấn Độ, giá TTCT thấp hơn giá TTCT Việt Nam khoảng 3 - 4 USD/kg.

 

Biện pháp nào?

  Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (Tổng cục Thủy sản), việc phát triển mạnh nuôi TTCT là xu thế tất yếu, vì TTCT có nhiều ưu thế so với tôm sú như thời gian nuôi ngắn, nuôi được mật độ cao, rộng muối… Do vậy, cần có quy hoạch vùng chuyên nuôi TTCT ở những tỉnh, thành có điều kiện phù hợp. Với TTCT, hình thức nuôi phải là thâm canh; không thể nuôi quảng canh cải tiến tràn lan được.

Hơn nữa, xây dựng quy hoạch các vùng chuyên nuôi TTCT trên quy mô toàn quốc là cần thiết. Điều này sẽ giúp quản lý tốt vùng nuôi, tạo ra vùng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc; Đồng thời, hạn chế và kiểm soát việc lây lan dịch bệnh.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho rằng, chủ trương tiếp tục phát triển nuôi TTCT nhưng sẽ không bỏ tôm sú, đặc biệt là ở các hệ thống nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, do tôm sú vẫn có thị trường xuất khẩu.

Thời gian tới, Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục quản lý, giám sát chặt chẽ công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ. Theo đó, một mặt xây dựng nhanh chương trình TTCT bố mẹ sạch bệnh, mặt khác quản lý chặt việc nuôi đúng quy hoạch, phát triển TTCT bán thâm canh và thâm canh ở các vùng nuôi có đủ điều kiện. Đồng thời, tăng cường biện pháp quản lý giống, nhất là kiểm tra nguồn gốc xuất xứ giống tôm bố mẹ nhập khẩu ở các nước như Singapore, Thái Lan, Indonesia… kết hợp kiểm soát chặt chẽ việc gia hóa tôm bố mẹ TTCT trong nước.

>> Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), có sự gia tăng về diện tích nuôi TTCT là bởi TTCT đã được gia hóa nên kiểm soát dịch bệnh tốt hơn; thời gian nuôi TTCT ngắn, nếu trong trường hợp dịch bệnh bùng phát thì khoảng 45 ngày người nuôi có thể thu hoạch nhằm thu hồi vốn.

Vũ Mưa 

Thủy sản Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 191


Hôm nayHôm nay : 28898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 76871

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60398828