02:55 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát hiện mới về bột côn trùng nuôi tôm

Thứ bảy - 25/02/2017 08:31
Mới đây, một nghiên cứu về dinh dưỡng thực hiện trên tôm thẻ chân trắng đã cho thấy bột côn trùng có khả năng thúc đẩy tăng trưởng, làm giảm tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và tăng cơ chế đề kháng chống lại dịch bệnh EMS trên tôm.

Thử nghiệm bột côn trùng trên đối tượng tôm thẻ chân trắng được một công ty chuyên về dinh dưỡng Ynsect có trụ sở chính tại Pháp thực hiện cùng sự hợp tác với Đại học Kasetsart tại Bangkok, Thái Lan. Chế độ dinh dưỡng đối chứng gồm 25% bột cá (FM) và tổng số 5 chế độ ăn khác nhau với tỷ lệ bổ sung bột côn trùng tăng dần để thay thế bột cá với hàm lượng dinh dưỡng đạt chuẩn quốc tế.

Trọng lượng tăng trên 33%

Trong thử nghiệm đánh giá chất lượng vị giữa các chế độ dinh dưỡng không phát hiện sự khác nhau đáng kể nào. Chế độ dinh dưỡng T5 (100% bột cá được thay thế bằng bột côn trùng đã cho thấy trọng lượng vật nuôi tăng lên 21% và trọng lượng cuối tăng lên 12,4% sau 8 tuần nuôi thử nghiệm). Tuy nhiên, kết quả tốt nhất lại được tìm thấy ở chế độ dinh dưỡng bổ sung 10,3% bột côn trùng (tức là chỉ thay thế 50% bột cá): trọng lượng tăng 33,7% và trọng lượng cuối cùng tăng 24% sau 8 tuần nuôi thử nghiệm. Tỷ số chuyển hóa thức ăn (FCR) đã giảm đáng kể trên 25%. Hệ số tiêu hóa proteins và lipids là trên 97,4%.

Tăng cơ chế đề kháng

Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện một thí nghiệm trên tôm nhiễm dịch bệnh phổ biến trong nuôi trồng thủy sản (Vibrio parahemolyticus), hay còn gọi là dịch bệnh tôm chết sớm (EMS). Sau 10 ngày, chế độ ăn thay thế 50% bột cá bằng bột côn trùng giúp vật nuôi đạt tỷ lệ sống 90%, trong khi ở chế độ ăn đối chứng thì tỷ lệ này chỉ đạt 56,7%. Kết quả này là nhờ vào tác dụng kìm hãm sự phát triển vi khuẩn của bột côn trùng và sự tăng ổn định của hoạt tính phenol oxidase (trên +400% trong cữ ăn thay thế 100% bột cá bằng bột côn trùng). Khi tôm không đạt được hệ thống miễn dịch thì đặc tính kích thích miễn dịch của bột côn trùng là nhân tố hứa hẹn tạo ra sự tăng cường cơ chế đề kháng trên đối tượng nuôi này.

Công ty Ynsect cũng áp dụng nuôi thử nghiệm bằng chế độ dinh dưỡng mới với các đối tượng vật nuôi khác như cá hồi Atlantic, cá seabass châu Âu, cá tráp đỏ và một số loại gia súc gia cầm. Kết quả đều cho thấy chế độ dinh dưỡng mới có tác dụng giúp vật nuôi tăng trưởng tốt, và tăng cường sức đề kháng.

Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 135

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 133


Hôm nayHôm nay : 20612

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1264216

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72946925