04:19 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển đàn bò phụ thuộc nguồn... tinh ngoại!

Thứ ba - 04/06/2013 23:27
Để lai tạo và cải thiện chất lượng đàn bò thịt, những năm qua nước ta đã tiến hành thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước còn hạn chế, nước ta ngày càng phụ thuộc vào nguồn tinh nhập khẩu.

Trả lời phỏng vấn phóng viên NTNN, ông Nguyễn Xuân Dương- Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết: TTNT bò có những ưu điểm là tăng nhanh về tiến bộ di truyền và cải tiến giống bò góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt sữa và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò.

Một bò đực giống thông qua TTNT có thể phối giống cho 250- 300 bò cái so với giao phối trực tiếp thì chỉ được 25- 30 bò cái. TTNT khắc phục được sự chênh lệch tầm vóc, khối lượng cơ thể khi phối giống tự nhiên; tránh được những bệnh lây lan trực tiếp qua đường phối giống tự nhiên.

Việc phát triển đàn bò trong nước còn phụ thuộc nguồn tinh nhập ngoại.

Một số liệu của Cục Chăn nuôi công bố gần đây cho thấy, chúng ta ngày càng phải nhập khẩu nhiều tinh bò từ nước ngoài. Con số cụ thể như thế nào, thưa ông?

- Ngoài nguồn tinh sản xuất trong nước, hàng năm các đơn vị, các tỉnh nhập về một số lượng tinh tương đối lớn như năm 2011 là trên 400.000 liều; năm 2012 là 550.000 liều, trong đó bò thịt xấp xỉ 200.000 liều. Tính từ đầu năm 2013 đến nay số lượng tinh nhập về đã đạt 311.000 liều và chủ yếu là tinh bò thịt chất lượng cao.

Chăn nuôi bò là một trong những mũi nhọn ở nước ta, vậy vì sao trong nước vẫn chưa chủ động được việc sản xuất tinh bò, thưa ông?

- Hiện chúng ta chỉ có duy nhất một cơ sở là Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Ba Vì) sản xuất được tinh bò. Hàng năm, Trạm nghiên cứu này sản xuất tinh đông lạnh cung cấp cho cả nước với số lượng trên 500.000 liều, trong đó số lượng tinh bò sữa chỉ chiếm trên 30%, còn lại là tinh bò thịt. Hầu hết tinh bò thịt và một phần đáng kể tinh bò sữa sử dụng trong sản xuất hiện nay là do Trạm Nghiên cứu sản xuất và cung ứng.

Hiện nay, trạm nghiên cứu này đã được xây dựng khá hoàn chỉnh với dây chuyền và khả năng sản xuất ra hàng triệu liều tinh đủ đáp ứng thoả mãn nhu cầu tinh đông lạnh bò thịt cho 63 tỉnh thành trong cả nước. Song trước mắt, do năng lực sản xuất tinh ở đây còn hạn chế, nên chúng ta vẫn còn phải phụ thuộc vào nguồn tinh nhập khẩu.

Để quản lý hoạt động sản xuất tinh nhận tạo, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết: “Chúng ta cần tiếp tục thực hiện tốt Pháp lệnh giống vật nuôi, thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh tinh bò trên phạm vi cả nước về tiêu chuẩn, chất lượng bò đực giống, chất lượng tinh đông lạnh và việc công bố tiêu chuẩn giống và tinh cơ sở...”.

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc cải tạo chất lượng đàn bò thông qua TTNT. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai TTNT cũng bộc lộ nhiều hạn chế, thưa ông?

- Đúng vậy. Hệ thống quản lý nhà nước về chăn nuôi từ T.Ư đến địa phương còn chưa có sự thống nhất đồng bộ, thiếu cán bộ quản lý và kỹ thuật chăn nuôi, nên quản lý nhà nước và chỉ đạo sản xuất, quản lý hệ thống và ghi chép TTNT còn nhiều bất cập.

Tại nhiều địa phương, chăn nuôi bò hiện nay chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ, phân tán; nhận thức của người dân về vai trò và lợi ích của biện pháp TTNT trong phát triển chăn nuôi còn hạn chế. Ngoài ra, một số địa phương có triền đê và bãi chăn thả, việc chăn nuôi bò ở nông hộ theo hình thức chăn thả, tận dụng, trong khi số lượng thấp.

Một vấn đề nữa là do giá phối giống cao gây khó khăn cho người chăn nuôi. Đặc biệt, mức hỗ trợ tiền công phối giống cho 1 con bò có chửa trung bình khoảng 50.000- 100.000 đồng/con đối với đồng bằng là phù hợp nhưng ở những huyện miền núi do giao thông đi lại khó khăn, khoảng cách đến địa điểm phối giống TTNT xa, giá xăng dầu liên tục lên cao, chi phí bảo quản tinh rất cao, nhưng nhiều tỉnh chưa có chính sách động viên, khuyến khích những người làm công tác này.

Xin cảm ơn ông!

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 480


Hôm nayHôm nay : 25827

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 838200

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64824144