08:31 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển khoa học và công nghệ nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy - 28/06/2014 04:08
Những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta đạt được nhiều thành tựu. Từ một quốc gia thiếu lương thực, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ nhì thế giới. Ứng dụng khoa học và công nghệ (KH và CN) vào nông nghiệp đã đóng góp tăng trưởng của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn khoảng 35%. Tuy nhiên, để khoa học và công nghệ là động lực then chốt nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, chúng ta còn nhiều việc phải làm...
Hoa hồng môn châu Âu được trồng tại Công ty TNHH Hoa Ngọc Ẩn (TP Đà Lạt, Lâm Đồng).

Hoa hồng môn châu Âu được trồng tại Công ty TNHH Hoa Ngọc Ẩn (TP Đà Lạt, Lâm Đồng).

 

Từ năm 2008 đến 2013, Bộ KH và CN đã chủ trì tổ chức triển khai, thực hiện nhiều chương trình KH và CN trọng điểm cấp Nhà nước, nhiệm vụ KH và CN độc lập cấp Nhà nước và các chương trình chuyển giao tiến bộ KH và CN có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhất là từ khi có Nghị quyết 26/T.Ư (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, lĩnh vực này càng được quan tâm hơn.

Bởi vậy nguồn tài chính đầu tư cho nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở cấp Nhà nước, cấp bộ và các địa phương đều tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Theo đó, đội ngũ các nhà KH và CN trong lĩnh vực nông nghiệp, thời gian qua đã nghiên cứu, chọn tạo và được công nhận 119 giống lúa, hơn 30 giống ngô, 28 giống đậu đỗ, 18 giống cây có củ, 10 giống nấm ăn, 28 giống hoa mới, hơn 20 giống cây ăn quả và 48 giống cây công nghiệp. Cho nên đã có khoảng 90% số diện tích trồng lúa, 80% số diện tích trồng ngô, 60% số diện tích trồng mía và bông được sử dụng giống mới. Việc thực hiện chương trình cải tạo các giống vật nuôi như sin hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn trong những năm qua đã và đang đem lại sự thay đổi lớn về năng suất và chất lượng vật nuôi. Đến nay, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đàn bò lai chiếm hơn 45% so tổng đàn, lợn lai chiếm khoảng 64 -65% so tổng đàn trong cả nước... Hơn năm năm qua đã có 162 quy trình công nghệ được công nhận và ứng dụng vào thực tế sản xuất nông nghiệp tại các vùng, miền trong cả nước. Phát triển và ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học (CNSH) đã và đang được xác định là lĩnh vực KH và CN có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là ngành nông nghiệp. Đến nay đã có năm chương trình, đề án khoa học về CNSH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đang triển khai thực hiện thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường, công nghệ nền trong CNSH. Hàng chục năm qua, các nghiên cứu ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp được quan tâm hơn, trong đó tập trung chủ yếu việc ứng dụng để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới. Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH và CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi đã chuyển giao gần 1.560 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Thông qua chương trình, đã huy động được hơn 1.850 lượt cán bộ khoa học từ 154 tổ chức KH và CN của trung ương và địa phương trong cả nước về phục vụ ở các địa bàn miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Theo đó, chương trình đã đào tạo được khoảng 4.100 kỹ thuật viên cơ sở, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho hơn 96 nghìn lượt nông dân; tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện dự án cho 1.800 cán bộ quản lý KH và CN địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả cũng như khả năng nhân rộng vào thực tế đời sống sản xuất của chương trình...

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, KH và CN trong lĩnh vực NN và PTNT còn không ít hạn chế bất cập. Điều dễ nhận ra, như Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Các tổ chức nghiên cứu KH và CN công lập thuộc lĩnh vực NN và PTNT chưa thật sự phát huy tính chủ động và sáng tạo.

Cũng do thiếu hụt chuyên gia đầu đàn cho nên số cán bộ có đủ năng lực chủ trì đề tài nghiên cứu đem lại kết quả cao chiếm tỷ lệ rất thấp. Nhất là mảng CNSH chưa có các "đột phá" do thiếu nguồn nhân lực trình độ cao, trong khi hiện tượng "chảy máu chất xám" ở các viện nghiên cứu vẫn diễn ra. Một lực lượng khá lớn cán bộ khoa học nông nghiệp ở các viện, trường ngoài Bộ NN và PTNT chưa được thu hút vào nghiên cứu khoa học; công tác đào tạo nhân lực KH và CN phục vụ hoạt động NN và PTNT lâu nay chưa gắn lý thuyết với thực hành. Do vậy sau khi tốt nghiệp, không ít kỹ sư trẻ vào làm việc tại các đơn vị nghiên cứu còn lúng túng. Thời gian qua, nhiệm vụ KH và CN được xây dựng nhiều nhưng cơ cấu các đề tài, nhiệm vụ chưa hợp lý; thiếu sự gắn kết trong khâu xác định nhiệm vụ nghiên cứu và định hướng triển khai ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Bởi vậy, tính hiệu quả trong hoạt động KH và CN lĩnh vực NN và PTNT còn thấp, không ít đề tài, dự án sau khi nghiệm thu khó triển khai vào sản xuất, kinh doanh... Cũng do cơ chế quản lý KH và CN chậm đổi mới dẫn đến tình trạng chưa gắn kết nhiệm vụ nghiên cứu với yêu cầu phát triển của ngành và đòi hỏi của thị trường; thiếu sự ràng buộc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đối với các đề tài, nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước dẫn đến chất lượng sản phẩm nghiên cứu chưa đạt như mong muốn.

Để KH và CN thật sự có đóng góp lớn trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, cùng với tiếp tục thực hiện Nghị quyết 26/T.Ư về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Bộ NN và PTNT đã xây dựng chiến lược phát triển KH và CN ngành NN và PTNT giai đoạn 2013 - 2020. Với quan điểm: Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ chủ yếu bao gồm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng KH và CN phục vụ yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn; tăng cường tiềm lực KH và CN, trong đó coi trọng phát triển nguồn nhân lực; đổi mới về tổ chức, cơ chế, quản lý, cơ chế hoạt động KH và CN và chính sách phát huy tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ KH và CN ngành NN và PTNT.

Bên cạnh đầu tư của Nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển KH và CN; hỗ trợ phát triển các hình thức hợp tác công - tư và phát triển dịch vụ KH và CN...

Nhằm đạt được các mục tiêu: KH và CN ngành NN và PTNT đóng góp 40% giá trị gia tăng nông nghiệp đến năm 2015 và đạt 50% vào năm 2020; sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2015 chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong giá trị sản xuất các sản phẩm chủ yếu và đạt 35% vào năm 2020... Không ngừng góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nông nghiệp bền vững; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời nâng cao thu nhập cho người nông dân trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn...

Tổng kinh phí Nhà nước đầu tư cho các nhiệm vụ KH và CN cấp Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2008 - 2013 là 2.143 tỷ đồng (chiếm 30% tổng kinh phí cho các nhiệm vụ khoa học Nhà nước). Kinh phí cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học của Bộ NN và PTNT giai đoạn 2008 - 2013 là hơn 3.930 tỷ đồng. Ngoài ra các bộ, ngành khác cũng triển khai các đề tài, dự án có liên quan tới nông nghiệp và nông thôn với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng.

(Nguồn: Bộ KH và CN)

 
Nguyễn Khôi
Nguồn nhandan.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 281

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 279


Hôm nayHôm nay : 56673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1247214

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74294185