21:30 EST Chủ nhật, 05/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc

Chủ nhật - 18/06/2017 12:04
Là nước sản xuất nông nghiệp lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc có 300 triệu nông dân với các loại hoa màu chủ yếu là lúa, khoai tây, kê, ngũ cốc, chè, thuốc lá... 1/5 sản lượng ngô và 1/4 sản lượng khoai trên toàn thế giới có xuất xứ từ Trung Quốc. Hàng năm, Trung Quốc sản xuất gần 30 triệu tấn trứng, chiếm 1/2 sản lượng trứng thế giới. Đáng chú ý, chỉ 10% diện tích đất của Trung Quốc được dành cho nông nghiệp và diện tích này ngày càng co hẹp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hình thành sa mạc.

Là nước sản xuất nông nghiệp lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc có 300 triệu nông dân với các loại hoa màu chủ yếu là lúa, khoai tây, kê, ngũ cốc, chè, thuốc lá... 1/5 sản lượng ngô và 1/4 sản lượng khoai trên toàn thế giới có xuất xứ từ Trung Quốc. Hàng năm, Trung Quốc sản xuất gần 30 triệu tấn trứng, chiếm 1/2 sản lượng trứng thế giới. Đáng chú ý, chỉ 10% diện tích đất của Trung Quốc được dành cho nông nghiệp và diện tích này ngày càng co hẹp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hình thành sa mạc.


Kể từ khi Chương trình Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao quốc gia (Chương trình “863”) được thiết lập, công nghệ nông nghiệp cao ở Trung Quốc đã phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ nông nghiệp quốc gia và thu được một loạt cơ sở kỹ thuật cho phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao cho nông nghiệp.

Với việc lựa chọn và trồng thành công một loạt các giống tốt mới, sự đột phá của các công nghệ chủ chốt như công nghệ sản xuất cây trồng hiệu quả an toàn, công nghệ nhân giống động vật khỏe mạnh, công nghệ bảo tồn nước trong nông nghiệp, công nghệ thông tin trong nông nghiệp và nông nghiệp kỹ thuật số, công nghệ sử dụng nguồn lực hiệu quả, công nghệ phòng chống và kiểm soát thiên tai nông nghiệp, công nghệ giám sát môi trường và công nghệ xử lý sinh học, công nghệ thiết bị cơ giới hoá nông nghiệp, công nghệ chế biến nông sản, công nghệ chuyển đổi năng lượng sinh học và các sản phẩm khoa học kỹ thuật được tạo ra như vắc xin công nghệ gen chọn lọc, phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, thức ăn vi sinh, cơ sở dữ liệu nông nghiệp, hệ thống thông tin nông nghiệp, đã nâng cấp các công nghệ công nghiệp và hình thành các ngành công nghiệp công nghệ cao. Một số thành tựu trong ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong Nông nghiệp như:

 
- Các nghiên cứu về gen tiến mạnh trước và liên tục cung cấp số lượng lớn nguồn gen cho việc cải tiến di truyền và tạo ra các giống động và thực vật mới.
 
- Hệ thống công nghệ nhân giống phân tử đã được thiết lập, và một nhóm các giống cây trồng cấp cao mới đã được trồng.
 
- Công nghệ cao đã thúc đẩy việc nâng cấp và cập nhật kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản và có những đóng góp xuất sắc từ nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu và gia tăng thu nhập cho nông dân.
 
- Nghiên cứu về nông nghiệp kỹ thuật số và công nghệ thông tin nông nghiệp đã có tiến bộ lớn, cung cấp các phương tiện kỹ thuật tiên tiến cho sản xuất và quản lý nông nghiệp.
 
- Nghiên cứu về vacxin công nghệ gen chọn lọc đã có bước đột phá, xây dựng giải pháp sàng lọc để phòng ngừa và kiểm soát bệnh gia súc và gia cầm ở Trung Quốc.
 
- Nghiên cứu lò phản ứng kiểu mới cho động vật, thực vật và sinh vật sống đã đạt những thành tựu xuất sắc, và một phần các sản phẩm này đã được công nghiệp hoá.
 
- Nghiên cứu về công nghệ hiện đại về bảo tồn nguồn nước đã có những tiến bộ đáng kể, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ an ninh nguồn nước trong nông nghiệp.
 
- Nghiên cứu sử dụng có hiệu quả tài nguyên, kiểm soát môi trường và phục hồi sinh thái đã có nhiều thành tựu đổi mới, đảm bảo an ninh sinh thái nông nghiệp và thúc đẩy phát triển bền vững.
 
- Công nghệ chế biến nông sản đã có nhiều thành tựu sáng tạo, cung cấp công nghệ mới và các kênh an toàn chất lượng nông sản và tăng thu nhập cho nông dân.
 
- Sáng chế về y sinh học nông nghiệp đã có nhiều thành tựu sáng tạo, đặt nền móng cho sự phát triển công nghiệp hóa.
 
- Công nghệ sử dụng sinh khối toàn diện đã đạt được những tiến bộ nhất định, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc phát triển nông nghiệp khép kín và xây dựng nông thôn mới.

Tại Hội thảo “Phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập ASEAN” tổ chức tại Hà Nội (tháng 9/2016), chuyên gia Zhong Yu của Viện Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển, Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, lợi ích của nông dân và làm giàu cho nông dân như xóa bỏ thuế nông nghiệp và “4 trợ cấp”. Bằng cách này, một hệ thống để hỗ trợ và bảo vệ nông nghiệp về cơ bản được thiết lập, vì thế tổ hợp các mô hình về sản xuất nông nghiệp, các thiết bị kỹ thuật và phương thức quản lý tổ chức công nghiệp cũng thay đổi rất nhiều. Nông nghiệp truyền thống dần được hiện đại hóa với các quan hệ rộng mở và kết hợp giữa công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cũng như đô thị hóa.

Ở Trung Quốc, khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là khu trình diễn sản xuất nông nghiệp hiện đại và chuyển hóa kết quả KH&CN vào sản xuất. Dựa vào mục tiêu của “Đại hội khoa học nông nghiệp toàn quốc” và “Cương lĩnh phát triển KH&CN toàn quốc”, Bộ KH&CN chủ trì phối hợp với 6 bộ/ngành (nông nghiệp, thủy lợi...) đã lần lượt xây dựng 71 khu NNCNC cấp quốc gia để trình diễn các CNC và mới điển hình nhằm phổ cấp cho toàn quốc. Ngoài ra, các tỉnh, huyện cũng xây dựng 6.000 khu NNCNC nhằm phát triển các sản phẩm chủ lực của vùng.

Việc xây dựng một số khu NNCNC thành công ở Trung Quốc đã mang lại những thành tựu nổi bật cho việc phát triển nông nghiệp hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm mới góp phần phát triển kinh tế nông thôn và gia tăng thu nhập cho nông dân. Điển hình là các khu NNCNC ở Vân Nam, Thiểm Tây, Bắc Kinh, Sơn Đông, Quảng Đông... Tuy nhiên hiện nay cũng phát sinh một số vấn đề trong xây dựng khu NNCNC ở Trung Quốc như: Mối quan hệ giữa khu NNCNC với các đơn vị nghiên cứu chưa chặt chẽ; Các doanh nghiệp trong khu NNCNC chưa đủ mạnh, công năng khai phá KH&CN không đủ lớn; Thiếu vốn để đổi mới KH&CN.

 

NASATI, theo farmindustrynews.
http://iasvn.org/t

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 113

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 111


Hôm nayHôm nay : 40675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 157296

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73204267