10:20 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển trí tuệ nhân tạo: Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới

Thứ bảy - 07/09/2019 11:20
Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển AI của Hàn Quốc, ông Kyoo Sung Noh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Trung tâm Năng suất Hàn Quốc gợi ý trí tuệ nhân tạo có thể là hướng đi của Việt Nam.
Ông Ulli Waltinger của Siemens phát biểu tại Ngày hội về AI trong công nghiệp. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Ông Ulli Waltinger của Siemens phát biểu tại Ngày hội về AI trong công nghiệp. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Theo các chuyên gia, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là tương lai của Việt Nam và sẽ là công nghệ chủ lực trong 10 năm tới. Sau mỗi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba, kinh tế thế giới nói chung có những bước thay đổi chóng mặt. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng không nằm ngoài làn sóng đó.

Tận dụng tốt AI, các quốc gia có thể tiến một bước dài, bỏ qua giai đoạn phát triển mà những cường quốc từng trải qua.

Kinh nghiệm quốc tế

Ông Ulli Waltinger, Giám đốc Công nghệ của Siemens, Đức, khẳng định AI đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế-xã hội trên thế giới thời gian qua.

Việt Nam cũng chứng kiến sự phát triển của AI - yếu tố cốt lõi để phát triển đột phá của đất nước.

Tại Siemens, AI được ưu tiên trong nghiên cứu khi tập đoàn có tới 250 chuyên gia AI. Về nghiên cứu AI, có nhiều khái niệm mới và nhiều sản phẩm demo xuất phát từ quá trình nghiên cứu, con người tận dụng nhiều mô hình mô phỏng để nâng cao hiệu quả của các ngành công nghiệp; ứng dụng và sản phẩm, chuỗi vòng đời sản xuất công nghiệp, nâng cao quy trình nghiệp vụ...

Trong 4 năm qua, từ nền tảng đám mây, tới đây tập đoàn sẽ chuyển sang Mindsphere nhiều hơn. Siemens nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau với hơn 300 dự án tại tập đoàn từ sản phẩm đến quy trình về AI, có giấy chứng nhận bản quyền, phát minh và đưa ứng dụng và đời sống.

Với kinh nghiệm và nguồn lực, tập đoàn muốn đẩy mạnh hơn nữa trong kiểm soát, phát hiện lỗi hệ thống điện, xác định chủ đề dựa trên ngôn ngữ tự nhiên.

Để phát triển AI, chuyên gia Tập đoàn Siemens đề xuất một số nguyên tắc như: định hình và phát triển bền vững; thúc đẩy tính bao trùm, chia sẻ lợi ích; đảm bảo quyền riêng tư, quản trị dữ liệu; đồng thời đẩy mạnh tính trách nhiệm, giải trình trong việc sử dụng AI.

Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển AI của Hàn Quốc, ông Kyoo Sung Noh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Trung tâm Năng suất Hàn Quốc gợi ý trí tuệ nhân tạo có thể là hướng đi của Việt Nam.

Giống như Hàn Quốc, AI sẽ là tương lai của Việt Nam. Tại Hàn Quốc, trí tuệ nhân tạo đã thay đổi cơ cấu toàn xã hội, việc làm, ngành nghề và cả con người. Chính phủ xây dựng các chính sách phát triển AI, trong đó tập trung cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đủ sức phục vụ phát triển công nghiệp trong nước.

Hàn Quốc nghiên cứu và xây dựng cơ sở hạ tầng cho nguồn dữ liệu lớn. Trí tuệ nhân tạo cũng tác động đến việc thay đổi các công việc tuyển dụng và phân loại chất lượng nhân lực ở Hàn Quốc.

Từ năm 2017, các nước đã tham gia vào cuộc chạy đua triển khai AI và Việt Nam là một trong số đó.

Tiến sỹ Kyoo Sung Noh đánh giá mức độ ứng dụng AI của Việt Nam khá cao trong khu vực Đông Nam Á, ngang Singapore. Tuy nhiên, ông cho rằng Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển AI dài hạn hơn.

Tại Hàn Quốc, AI hiện diện mạnh mẽ trong sản phẩm của những tập đoàn nổi tiếng như Samsung, LG... Hàn Quốc chỉ cách biệt khoảng 1,4 năm so với trình độ AI của Mỹ. Thị trường AI trong nước đạt giá trị khoảng 2,2 tỷ won vào năm 2018.

Về nhân lực, Hàn Quốc thành lập các khoa đào tạo chuyên sâu về AI ở trường đại học, viện nghiên cứu và ngay trong doanh nghiệp. Đồng thời, Chính phủ hỗ trợ chính sách về việc ứng dụng AI, tạo tiền đề thu hút nhiều nhân tài, tham gia vào tiến trình này.

Là đồng sáng lập Fun Academy và Rovio (Angry Birds), Phần Lan và cũng là cha đẻ của trò chơi nổi tiếng Angry Birds, ông Peter Vesterbacka cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) đã xuất hiện từ lâu.

Xét về góc độ lịch sử, AI không phải là điều gì mới mẻ bởi cách đây 150 năm, AI đã xuất hiện trong những câu chuyện mang tính tưởng tượng của con người.

Trước đó, máy móc cũng được sử dụng khá nhiều. 600 năm qua, máy móc đã hỗ trợ và dần thay thế con người. Thời gian tới, máy móc và AI sẽ tiếp tục hỗ trợ con người, một mặt tạo ra công việc mới, mặt khác sẽ khiến con người không có việc làm. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo ra những cơ hội mới với các bạn trẻ, vì vậy, cần phải chuẩn bị cho tương lai.

Đất nước Phần Lan là một nước nhỏ, chỉ khoảng 5 triệu dân, gần như không có tài nguyên thiên nhiên, nhưng đã giành độc lập cách đây hàng trăm năm và nhận thấy "con người" là nguồn tài nguyên quý giá nhất, cần được phát triển.

Để theo kịp sự phát triển, con người là trung tâm là nguồn lực trong quá trình phát triển AI. Con người không cạnh tranh với máy móc mà cần kết hợp với máy móc để tạo hiệu quả trong công việc.

Giáo dục đào tạo phải hướng đến AI và trang bị kỹ năng cần thiết cho giới trẻ, đầu tư cho hệ thống giáo dục là yếu tố để nâng cao kỹ năng, trang bị cho giới trẻ những kiến thức để họ theo kịp những thay đổi trong tương lai. Phần Lan có những sản phẩm nổi tiếng thế giới vì Phần Lan có hệ thống giáo dục tuyệt vời, giúp học sinh phát huy sự sáng tạo, là cái nôi thúc đẩy sự sáng tạo, nuôi dưỡng sự sáng tạo để đổi mới.

Cha đẻ Angry Birds nêu ra mô hình 3 chữ E (Entertainment-Education-Enterpreneurship) được ứng dụng tại Phần Lan và cho thấy hiệu quả. Cụ thể, hệ thống giáo dục cần có tính sáng tạo để thúc đẩy sự phát triển. Tinh thần kinh doanh cũng cần được đẩy mạnh trong giới trẻ để bắt kịp sự vận động của thế giới. Trong số đó, cha đẻ Angry Birds nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, sáng tạo. Trong thời đại 4.0 và trí tuệ nhân tạo, cần đầu tư vào cái gốc là giáo dục để đi xa hơn, nhanh hơn.

Tại Việt Nam, Trường Đại học Bách Khoa lần đầu tiên mở ra ngành trí tuệ nhân tạo.

Đào tạo nguồn nhân lực - vấn đề nòng cốt

Ông Kyoo Sung Noh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Trung tâm Năng suất Hàn Quốc cho rằng Việt Nam đang nỗ lực xây dựng thành phố thông minh trong tương lai, trong khi Hàn Quốc bắt đầu xây dựng smart city từ năm 2000 với tổng vốn đầu tư 200 tỷ USD. Do đó, những kinh nghiệm trong lĩnh vực này của Hàn Quốc sẽ giúp ích cho Việt Nam thời gian tới.

Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG... đều áp dụng dây chuyền hiện đại trong sản xuất, không ít doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư tại Việt Nam và gặt hái nhiều thành công. Vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc đang kết hợp với các tập đoàn lớn để hỗ trợ công ty nhỏ trong sản xuất. AI sẽ điện tử hóa dây chuyền sản xuất và nâng cao năng suất, giảm tỷ lệ hàng hóa lỗi...

Đặc biệt, theo thống kê, khoảng 40% dân số Việt Nam đang sản xuất nông nghiệp. Hàn Quốc cũng có tỷ lệ người dân làm nông nghiệp lớn và nước này đã ứng dụng AI vào lĩnh vực này.

Trước câu hỏi về "bài toán" nguồn nhân lực, ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT cho biết đây đang là thách thức với FPT khi thị trường khan hiếm nhân lực AI. Những người xuất sắc nhất Việt Nam thường đi nước ngoài và không trở về.

Theo tìm hiểu của FPT, những người này hầu hết học bán thời gian, do đó chất lượng nghiên cứu không cao. FPT mong muốn các đơn vị đào tạo thay đổi và FPT sẵn sàng tài trợ học bổng để họ chuyên tâm học tập, nghiên cứu. 

Ông Nguyễn Quang Vinh thuộc Tổng Công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel cho biết ở 14 quốc gia có nền AI phát triển nhất thế giới, điểm chung của họ là đầu tư nguồn nhân lực.

Từ kinh nghiệm của bản thân khi làm tiến sỹ ở Pháp, đại diện Viettel cho rằng nên tuyển sinh thạc sỹ, tiến sỹ tại trường đại học, giải quyết vấn đề đào tạo, vừa không lãng phí nguồn sinh viên của đơn vị đào tạo. Việc chia sẻ dữ liệu, hỗ trợ các nhóm nghiên cứu nhỏ lẻ sẽ là viên gạch để phát triển cộng đồng AI Việt Nam.

Đại diện Trường Đại học Bách Khoa chia sẻ, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo là một trong bốn định hướng nghiên cứu ưu tiên của trường trong thời gian sắp tới. Coi nhân lực là động lực quan trọng, trường sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, đào tạo bậc đại học và sau đại học, đội ngũ giảng viên, đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, tận dụng nguồn lực giữa các bên.

HL/moit.gov.vn
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 172

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 171


Hôm nayHôm nay : 40005

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1240462

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72923171