23:00 EDT Thứ sáu, 28/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng trị bệnh nứt thân chảy nhựa, thối quả, thối cành cho cây ăn quả

Thứ năm - 18/08/2016 06:05
Bệnh nứt thân chảy nhựa, thối quả, thối cành thường hay xảy ra khi thời tiết có nắng mưa xen kẽ. Bệnh này do nấm Phytophthora tồn tại trong đất gây ra.


Hỏi: Thời tiết nắng nóng kéo dài rồi mưa lớn, cây ăn quả rất hay bị nứt thân, thối quả, thối lá. Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng trị?

Trả lời: Bệnh nứt thân chảy nhựa, thối quả, thối cành thường hay xảy ra khi thời tiết có nắng mưa xen kẽ. Bệnh này do nấm Phytophthora tồn tại trong đất gây ra. Nấm không chỉ làm thối hỏng cành, quả mà còn làm thối rễ, chết cả cây con nhất là sau mưa lũ. Đây là một bệnh nghiêm trọng gây hại nhiều loại cây ăn quả như: Hồng xiêm, na, cam, quýt, nhãn, vải, xoài…

Muốn phòng trị tốt bệnh này cần áp dụng các biện pháp tổng hợp sau:

- Thực hiện tốt các biện pháp canh tác:

+ Bố trí mật độ vừa phải khi trồng cây ăn quả, tránh để tán cây giao nhau sau này.

+ Trước mùa mưa cần thực hiện đốn tỉa cành nhất là các cành sát mặt đất. Nên để cành gần đất nhất cũng phải tầm 50cm. Dùng nước vôi như nước sơn tường để sơn lên phần thân phía gốc (khoảng 50cm).

+ Tránh gây tổn thương cho rễ cây sau mưa lũ. Cần thoát nước tốt cho vườn cây ăn quả sau mưa lớn, tránh để ứ đọng nước.

+ Những đợt nắng nóng kéo dài nhà vườn cần tưới nước giữ ẩm cho đất thậm chí là tưới phun mưa cho cây. Tránh để cây bị khô hạn kéo dài sẽ dễ nhiễm bệnh sau mưa.

+ Bón phân cân đối: Vườn cây ăn quả nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh trộn cùng các chế phẩm nấm có ích (nấm đối kháng, nấm cộng sinh) để cung cấp vào vùng rễ cây giúp bộ rễ khỏe mạnh và giảm thiểu nấm bệnh phát sinh gây hại. Bón phân hóa học cần tránh để cây thừa đạm. Ưu tiên bón K, Ca và các dinh dưỡng vi lượng trong mùa mưa và giai đoạn cây mang quả. Khi bón phân nên chia thành nhiều lần để bón.

- Biện pháp hóa học: Theo dõi diễn biến thời tiết, điều tra tình hình dịch bệnh trên vườn để có hướng khắc phục kịp thời. Có thể dùng một trong những loại thuốc trừ nấm sau đây để phun: Aliette 80WP, Anvil5SC, Benomyl 50WP, TilSuper 300EC, Ridomil, Monceren hoặc Vicacben... phun hai lần cách nhau 5 - 7 ngày. Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì. Phun kỹ trên tán và xung quanh gốc, có thể hỗn hợp 60g Ridomil MZ 72WP + 10cc Score 250EC pha với 18 - 20 lít nước để phun. Các cây có triệu chứng vàng lá chết dần cần hòa thuốc tưới đẫm vùng rễ cây.

Theo Đông Đức/nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 189


Hôm nayHôm nay : 54302

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1810867

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63893089