22:38 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phú Yên: Chuyển giao Sáng kiến cải tiến bẫy chuột - Một biện pháp diệt chuột hiệu quả

Thứ tư - 15/05/2013 00:12
Chuột là đối tượng phá hại cây trồng, làm giảm đáng kể thu nhập cho người nông dân. Để góp phần chung tay phong trào diệt chuột, cùng nhiều biện pháp như đào hang, dùng bả sinh học, bẫy cây trồng, bẫy sập, bẫy bán nguyệt, năm 2012, Trạm Khuyến Nông Khuyến Ngư Tuy An (Phú Yên) đã xây dựng “Sáng kiến cải tiến bẫy diệt chuột bán nguyệt” nhằm diệt chuột hiệu quả hơn.

Sáng kiến đã được Hội đồng thi đua khen thưởng Sở NN&PTNT cấp giấy chứng nhận là Sáng kiến cấp tỉnh năm 2012 của ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Yên, bởi tính ưu việt của bẫy bán nguyệt cải tiến được thể hiện như không cần mồi nhử, dễ cài đặt, không gây nguy hiểm cho người sử dụng, hiệu quả bắt chuột cao hơn 4-5 lần so với bẫy không cải tiến.

 

Chúng tôi xin giới thiệu và chuyển giao cải tiến này cho bà con nông dân cùng ứng dụng:

 

Trước hết, chúng ta cần biết rõ về cấu tạo của bẫy bán nguyệt thông thường (chưa cải tiến) gồm 2 cung thép hình bán nguyệt dùng để ép chuột, lò xo tạo lực ép, cần khóa, bộ phận cài mồi: là một dây thép dùng để buộc mồi. Khi sử dụng: mồi gắn vào bộ phận cài mồi, sau đó kéo cung thép hình bán nguyệt có gắn lò xo căng ra, dùng đầu mút cần khóa cài vào bộ phận cài mồi. Khi chuột ăn mồi sẽ tác động vào bộ phận cài mồi làm cho bộ phận cài mồi tuột khỏi đầu mút cần khóa, dẫn đến bẫy sập.

 

Nhược điểm của bẫy bán nguyệt chưa cải tiến là bắt buộc phải có mồi gắn vào bộ phận cài mồi của bẫy thì chuột mới tới ăn; Bắt chuột không hiệu quả bởi điểm gắn nơi đầu mút của cần khóa có gờ nên độ nhạy của bẫy không cao, chuột ăn hết mồi mà bẫy không sập, hoặc chuột chạy qua bẫy nhưng bẫy cũng không sập; Ngoài ra, bẫy không an toàn bởi bộ phận cài mồi dễ tuột khỏi đầu mút cần khóa khi chỗ gờ đầu mút không có, hoặc bị mài trơn, bẫy dễ sập rất nguy hiểm cho người cài bẫy, vì thế nhiều người sợ không dám dùng.

 

Để khắc phục những nhược điểm trên, bẫy bán nguyệt được cải tiến như sau:

 

a/ Cải tiến cấu tạo

 

- Cần khóa: có thêm 2 bộ phận là chốt khóa an toàn và khung cần khóa, đầu mút cần khóa được uốn cong để buộc chốt an khóa an toàn;

 

- Bộ phận cài mồi: được thay thế cải tiến bằng 1 đoạn thép cứng gọi là Cần đạp (hay Cần cài mồi) để chuột chạy qua đè lên làm sập bẫy (trường hợp để tạo mùi vị thì có thể dùng mồi xiên qua cần đạp, hoặc có thể xiên miếng xốp vào để tăng diện tích tiếp xúc của chuột vào cần đạp);

 

b/ Cách sử dụng

 

Kéo cung thép hình bán nguyệt có gắn lò xo căng ra, dùng đầu mút cần khóa có gắn thêm chốt an toàn ép vào khung cần khóa và cài vào cần đạp. Khi chuột chạy qua cần đạp làm cho cần đạp tuột khỏi chốt khóa an toàn, dẫn đến bẫy sập.

 

c/ Ưu điểm của bẫy sau khi cải tiến

 

- Không bắt buộc phải có mồi, giảm chi phí mua mồi

 

- Rất dễ cài mồi và rất an toàn (nhờ chốt an toàn), dễ sử dụng

 

- Bắt chuột gần như triệt để (chỉ cần chuột chạy qua cần đạp là sập bẫy)

 

 

Cấu tạo bẫy chuột chưa cải tiến

 

Cấu tạo bẫy chuột cải tiến

 

 * Phạm vi áp dụng:

 

- Có thể đặt bẫy bất kỳ chỗ nào:

 

+ Trước cửa hang ổ của chuột;

 

+ Trên đường đi của chuột: bờ ruộng ,bờ mương;…

 

+Trên ruộng các loại cây trồng, kể cả ruộng nhiều nước thì tạo đường đi cho chuột bằng cây;

 

+ Trong nhà: tại điểm chuột thường cắn phá, đường đi dọc bờ tường;…

 

+ Chuột chạy trên dây...

 

* Về hiệu quả bắt chuột của bẫy cải tiến:

 

Theo kết quả thử nghiệm tại HTX NN thị Trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An ở vụ Hè Thu 2012 cho thấy:

 

- Số chuột bẫy được của 30 bẫy cải tiến có mồi là 183 con, so với 30 bẫy chưa cải tiến có mồi là 45 con. Điều này cũng chứng tỏ dùng bẫy cải tiến đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với bẫy chưa cải tiến.

 

- Số lượng chuột bẫy được của bẫy cải tiến không có mồi là 392 con, cao hơn nhiều so với bẫy cải tiến có mồi (183 con) là: 156 con

 

Trên đây là sáng kiến đã thử nghiệm thành công về việc cải tiến bẫy diệt chuột bán nguyệt nhằm nâng cao hiệu quả diệt chuột. Chúng tôi xin phổ biến rộng rãi cho bạn đọc và người nông dân có thể tự tạo cho mình 1 dụng cụ bắt chuột hiệu quả hơn, góp phần giảm sử dụng thuốc hóa học để diệt chuột, giảm ô nhiễm môi trường, giảm thiệt hại tính mạng con người do dùng điện để diệt chuột.

 

Nguyễn Thị Hường -Trạm Khuyến Nông- Khuyến Ngư Tuy An, Phú Yên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: diệt chuột

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 258


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 338986

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73385957