08:08 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phương thức cho bò sữa ăn để đạt hiệu quả kinh tế cao

Thứ ba - 20/09/2016 04:30
Bò sữa thuộc loài nhai lại, thức ăn chính là cỏ tươi, cỏ khô, rơm rạ, thân cây bắp... Do đó, không nên có quan niệm sai lầm là: muốn cho bò sữa sản xuất nhiều sữa thì phải cho bò ăn nhiều thức ăn tinh. Vì thức ăn tinh chỉ là thức ăn bổ sung, số lượng nhiều hay ít tùy theo loại bò (bò đang mang thai, nuôi con, khai thác sữa hay cạn sữa...

Hiện nay, đa số các hộ chăn nuôi ở TPHCM đều áp dụng phương thức cho bò ăn riêng từng loại thực liệu, trong đó, thức ăn tinh được cho bò ăn trước hoặc sau khi vắt sữa bằng cách trộn chung với nước rồi đổ vào máng nước cho bò húp; sau đó mới cho ăn thức ăn thô. Đây là việc cung cấp chất dinh dưỡng không đồng nhất và cách sử dụng năng lượng như thế là không hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa. Phương pháp này không phù hợp với đặc điểm sinh lý của bò sữa vì thường xuyên làm thay đổi hệ vi sinh vật dạ cỏ, làm cho bò mắc các bệnh liên quan đến biến dưỡng.

Thông thường, khi cho bò sữa ăn khẩu phần nhiều thức ăn tinh, quá trình tiêu hóa làm sản sinh nhiều acid béo bay hơi trong dạ cỏ, pH dịch dạ cỏ giảm, bò nhai lại ít hơn, nước bọt tiết ít hơn so với khẩu phần chứa nhiều thức ăn thô giàu xơ. Khi nước bọt tiết ít, acid sản sinh không được trung hòa, pH dạ cỏ giảm mạnh. Ở mức pH thấp (thấp hơn 6) vi khuẩn phân giải xơ hoạt động kém, dẫn đến giảm tỷ lệ tiêu hóa xơ của khẩu phần, từ đó lượng thức ăn tiêu thụ cũng giảm và sản lượng sữa giảm theo; bò bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, việc chuyển đột ngột từ thức ăn thô sang thức ăn tinh, làm tăng lượng acid lactic ngấm vào máu gây độc là một nguyên nhân gây ra bệnh đau móng, què chân ở bò sữa.

Để tăng hiệu quả chăn nuôi bò sữa, cần áp dụng phương thức cho bò ăn theo khẩu phần phối trộn hỗn hợp tổng số (TMR) đang được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi bò sữa trên thế giới. Ở nước ta, phương pháp này cũng được một số nhà chăn nuôi bò sữa ở TPHCM và các tỉnh áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

TMR (Total Mixed Ration): là khẩu phần kết hợp giữa thức ăn thô xanh, thức ăn tinh (gồm các loại thức ăn hạt, các nguyên liệu cung cấp năng lượng, đạm,…), các phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp, các chất bổ sung khoáng, vitamin và các chất phụ gia được phối trộn với một tỉ lệ nhất định thành một khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh, đồng nhất và cân bằng dưỡng chất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bò. Ưu điểm của thức ăn TMR:

+ Đầy đủ dinh dưỡng: năng lượng, vật chất khô, đạm, béo, xơ... đáp ứng nhu cầu, thích hợp với sinh lý tiêu hóa, giảm biến động pH dạ cỏ.

+ Trộn lẫn được các loại thức ăn có mùi vị không dễ chịu, bò không thể lựa chọn loại nguyên liệu mà chúng thích và loại bỏ thức ăn mà chúng không thích.

+ Toàn đàn được ăn cùng thời gian, giảm thiểu sự cạnh tranh.

+ Kiểm soát hiệu quả sử dụng thức ăn thông qua biến động lượng sữa hàng ngày, từ đó điều chỉnh phù hợp nhu cầu; giúp bò kéo dài độ bền cho sữa, khai thác được nhiều kỳ sữa.

+ Tiết kiệm nhân công, tăng năng suất lao động do tăng cơ giới hóa trong các khâu chăn nuôi.

+ Lượng dưỡng chất như nhau góp phần ổn định độ pH hệ vi sinh vật dạ cỏ giúp bò chuyển hóa hiệu quả thức ăn thành sữa, nâng cao khả năng sinh sản, cải thiện thể trạng, tăng năng suất, chất lượng sữa.

* Phương pháp phối trộn thức ăn TMR:

- Đối với nông hộ chưa có máy trộn thức ăn TMR và quy mô đàn thấp, có thể áp dụng cách sau:

Cách 1:

Dùng 1 tấm bạt trãi dưới nền chuồng, sau đó trãi đều cỏ đã băm thái (3 – 5cm) lên trên, tiếp theo là hèm bia, xác mì và cám hỗn hợp. Dùng xẻng trộn đều các thực liệu thành hỗn hợp rồi cung cấp cho đàn bò theo khẩu phần đã định lượng.

Cách 2:

Tất cả các thực liệu gồm thức ăn tinh và thô đều được cho vào máng ăn của mỗi cá thể bò, sau đó dùng tay để xới đều các thực liệu.

Lưu ý: Tuyệt đối không cho nước vào hỗn hợp thức ăn này ở mỗi cử ăn của bò.

Hiện nay, trên thị trường đã có loại máy trộn thức ăn TMR loại 1 pha, 3 pha tùy theo quy mô đàn bò, giúp trộn đều các thực liệu, tiết kiệm thời gian, và nhân công để nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa. Cách phối trộn như sau:

Trước hết, cho thức ăn thô vào máy trộn, sau đó là bắp ủ hoặc cỏ ủ chua, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung được đưa vào cuối cùng. Thời gian trộn/mẻ nên theo đúng khuyến cáo của nhà cung cấp máy trộn thức ăn TMR, nếu trộn quá kỹ thì thức ăn thô có cấu trúc sợi xơ dài sẽ bị giảm kích thước. Điều này làm hạn chế hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ, bò ít nhai lại và tăng nguy cơ acid huyết gây ra bệnh đau móng, què chân, có thể dẫn đến tử vong ở bò sữa.

Đặc biệt, thức ăn TMR sau khi phối trộn xong, chỉ sử dụng trong ngày, không bảo quản lâu để tránh ôi thiu và nấm mốc do quá trình lên men, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy toàn đàn. Ngoài ra, khi chuyển đổi từ cách cho ăn truyền thống (thức ăn tinh + thô cho ăn riêng lẻ) sang thức ăn TMR nên thực hiện trong thời gian từ 3 - 5 ngày, tránh cho bò bị stress khi thay đổi thức ăn đột ngột, làm xáo trộn tiêu hóa ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sữa của đàn bò, thức ăn được cung cấp như sau:

- Ngày đầu tiên: 75% phương thức cũ (Truyền thống) + 25% phương thức mới (TMR)

- Ngày thứ hai: 50% phương thức cũ + 50% phương thức mới (TMR)

- Ngày thứ ba: 25% phương thức cũ + 75% phương thức mới (TMR)

- Ngày thứ tư trở đi dùng 100% phương thức mới (TMR).

Có thể cho bò ăn thức ăn TMR ngay sau mỗi lần vắt sữa. Điều này giúp giảm nguy cơ bệnh viêm vú do trong thời gian bò đứng ăn từ 30 – 60 phút thì cơ vòng núm vú đóng lại, hạn chế vi sinh vật xâm nhập từ nền chuồng vào bầu vú gây viêm nhiễm.

 
 

Nguồn: Khuyến nông Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thức ăn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 207


Hôm nayHôm nay : 47953

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 311516

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73358487