14:18 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sử dụng chế phẩm sinh học sản xuất phân hữu cơ phục vụ cho lúa nước

Thứ ba - 21/10/2014 20:26
Từ tháng 5-10/2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) Quảng Nam đã triển khai thực hiện 4 mô hình sử dụng chế phẩm sinh học (Trychoderma sp) sản xuất phân hữu cơ phục vụ cho lúa nước tại 4 huyện miền núi cao: Bắc Trà My, Nam Trà My, Nam Giang và Tây Giang.

 

 

Mô hình được triển khai 5ha, gồm 40 hộ tham gia. Kết quả cho thấy, mô hình rất phù hợp với đồng bào miền núi, giúp bà con tận dụng được rơm rạ vụ đông xuân 2013-2014 và nguyên liệu sẵn có tại địa phương miền núi như cây bạc đầu, dây leo, lá sầu đông, lá sắn, phân gia súc… để ủ thành phân hữu cơ, bón cho cây lúa nhằm tăng năng suất cây lúa, đồng thời tăng thu nhập, giải quyết một phần về lương thực tại chỗ cho đồng bào thiểu số tại địa phương.


Trước khi gieo cấy vụ hè thu, các hộ tham gia mô hình đã được các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm KNKN Quảng Nam, các Trạm tập huấn kỹ thuật, ủ rơm rạ, cây xanh, phân gia súc với men Trichorderma và sản xuất lúa nước rất kỹ để bà con nông dân tham gia thực hiện đúng kỹ thuật như mô hình yêu cầu.

 

Ngày 29/9/2014, Trạm DVKTTHNN Bắc Trà My đã tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả mô hình tại xã Trà Giáp, huyện Bắc Trà My. 


Sau gần 5 tháng triển khai mô hình, qua so sánh diện tích sản xuất lúa có phân hữu cơ (ủ men vi sinh) và diện tích sản xuất không có phân hữu cơ (không có men vi sinh – ruộng đối chứng) trên cùng giống Q.Nam 9, cho thấy: Diện tích sản xuất lúa có bón phân hữu cơ (ủ men vi sinh) năng suất đạt 44 tạ/ha, diện tích sản xuất lúa ngoài mô hình của dân chỉ đạt 30 tạ/ha. Trong suốt quá trình sản xuất, lúa của ruộng mô hình sinh trưởng và phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh hơn lúa ngoài mô hình. Theo báo cáo của Trạm DVKTTHNN Bắc Trà My, ruộng lúa trong mô hình lãi hơn ngoài mô hình là 6.215.000 đồng, với 5ha, mô hình thu lãi 31.075.000 đồng.


Từ hiệu quả bước đầu của mô hình sản xuất phân hữu cơ tại chỗ bằng phương pháp ủ men để bón ruộng, thâm canh cây lúa, giúp năng suất lúa đạt cao hơn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ, đồng thời giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu của ruộng lúa.

Nguồn khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 440


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1530870

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74577841