04:23 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quản lý tổng hợp bệnh thối rễ vú sữa

Thứ tư - 12/12/2012 02:04
Bệnh thối rễ thường xuất hiện và gây hại trên vườn vú sữa già cỗi, kể cả đối với những cây đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, làm sụt giảm đáng kể năng suất, thậm chí gây chết cây. Bệnh do nấm Fusarium solani, Fusarium oxysporium và Pythium helicoides gây ra.

Triệu chứng

Trên lá: Cây bị bệnh thường còi cọc, kích thước lá bị thu nhỏ (còn gọi là “lá me”), tán thưa, có màu xanh xám, đôi khi lá trên một số hay phần lớn các cành bị rụng, dẫn đến hiện tượng cây bị trơ cành. Nếu cây mang nhiều trái thì chỉ thu hoạch được lứa trái đầu, còn phần lớn lượng trái bị héo xanh.

Rễ: Hệ thống rễ tơ (rễ mền), kể cả rễ thứ cấp, đều bị thối nhũn, sau đó khô và hoá nâu. Ngoài ra, bệnh còn tấn công ở vị trí cổ rễ hay một số vị trí cục bộ trên rễ chính (nằm gần mặt đất), làm cho toàn bộ hệ thống rễ bị thối khô và hoá nâu, nếu phát hiện muộn rất khó phòng trị.

Quy trình quản lý theo giai đoạn sinh trưởng của cây

Giai đoạn sau thu hoạch

Vệ sinh vườn: Thu gom lá khô trên mặt liếp, trái bị nhiễm sâu bệnh, cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vượt bên trong tán, cành ốm yếu.

Tỉa cành tạo tán hay trẻ hoá cho cây, tùy thuộc điều kiện sinh trưởng của cây.

Bón vôi toàn bộ vườn với liều lượng 5-10kg/cây trưởng thành.

Xử lý thuốc trừ nấm gây bệnh thối rễ Ridomil, Norshield, Funomyl,… kết hợp với thuốc trừ tuyến trùng Basudin, Vibasu, Nokaph,… Tiến hành xử lý thuốc khi cây còn 10-20% số trái. Trước khi tưới thuốc nên xới nhẹ đất xung quanh tán cây nhằm giúp thuốc dễ thấm sâu vào đất và tiếp xúc với hệ thống rễ. Tưới thuốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày. Ngoài ra, có thể tưới bổ sung thuốc kích thích ra rễ ở thời điểm 14 ngày sau khi xử lý thuốc trừ bệnh thối rễ lần 2 và lặp lại 2-3 lần.

Rải phân hữu cơ đã ủ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma, Streptomyces và Pseudomonas với liều lượng 10-20kg/cây trưởng thành.

Giai đoạn chuẩn bị xử lý ra hoa

Bón phân cân đối, hợp lý giữa các thành phần đa, trung và vi lượng; chăm sóc cây theo đúng quy trình canh tác.

Phun ngừa bệnh nứt cành (B. rhodia) cho toàn bộ tán cây bằng Thiophanate-Methyl (Topsin M,…), Fenbuconazole (Indar,….), Myclobutanil (Centerbig, Usagold,…) ở giai đoạn cây ra đọt, cành non, cành chuẩn bị chuyển sang bánh tẻ. Phun 1-2 lần.

Tiếp tục xử lý thuốc trừ bệnh thối rễ lần thứ tư với các loại thuốc trên.

Giai đoạn cây mang trái

Tỉa bỏ bớt trái bị nhiễm sâu bệnh, tì vết, cành nhỏ mang quá nhiều trái.

Cung cấp thêm phân vô cơ theo quy trình canh tác và bón tăng cường phân hữu cơ ủ hoai/thương mại với liều lượng 2-5kg/gốc.

Xử lý bổ sung thuốc trừ bệnh thối rễ lần thứ năm trong trường hợp kiểm tra vườn phát hiện tỷ lệ rễ thối đạt khoảng 30% trở lên.

Minh Huệ (Theo tài liệu của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam)

(kinhtenongthon.com.vn)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 525


Hôm nayHôm nay : 32850

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 646801

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70874116