20:28 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Robot trong nông trại

Thứ sáu - 18/04/2014 09:07
Các giáo sư tại Đại học Sydney (Australia) đang phát triển các robot có khả năng cảm nhận, phân tích và phản ứng với môi trường nông nghiệp, nhằm tự động hóa nhiều khâu trong canh tác.
 
Các robot nông trại bay đang thực hiện việc chăm sóc cây trồng

Giáo sư Sukkarieh đang dẫn đầu thực hiện một chương trình tự động hóa nông trại theo 3 giai đoạn. 

Giai đoạn đầu tiên sử dụng robot để đọc và hiểu môi trường xung quanh. Chúng có thể di chuyển qua một vườn cây ăn quả, thu thập dữ liệu thổ nhưỡng. Thông qua việc lấy và phân tích đất, nước và các mẫu khác, sau đó tính toán để quyết định về quy trình chăm sóc nhằm cải thiện năng suất chất lượng của trang trại.

Giai đoạn thứ hai, nhóm nghiên cứu sẽ đưa máy công cụ vào vườn, tăng từng loại phân bón và thuốc trừ sâu, tưới nước, quét dọn và cắt tỉa cành.

Giai đoạn thứ ba phức tạp nhất, sẽ ứng dụng các thiết bị để thu hoạch. Ở đây, các thiết bị sẽ nhận đúng số quả chín, hoa tới kỳ thu hoạch, chính xác khoảng 80%.

Các robot và thiết bị bay không người lái được nghiên cứu và sáng chế ở Đại học Sydney đã hoàn tất một số thử nghiệm trên thực địa tại nông trại ở Mildura, bang Victoria. “Chúng tôi đã lắp đặt vào robot nhiều thiết bị cảm ứng, radar, bao gồm các bộ cảm ứng GPS và cảm ứng nhiệt”, theo lời Giáo sư Sukkarieh.

Các cảm biến tinh vi là linh hồn của việc thu thập dữ liệu, đánh giá thực trạng cây trồng. Nó còn có 16 thiết bị cảm nhận màu sắc, có thể nhận ra 12 cấp độ màu khác nhau, giúp nó phân biệt hoa quả chín và chưa chín (mắt người chỉ phân biệt được khoảng 4 cấp độ màu khác nhau). Sự phân biệt cấp độ màu của mầm, lá cây, hoa và quả cũng giúp robot định lượng mước tưới cây và dùng tùy loại phân bón.

Các loại robot “Mantis” (Bọ ngựa) và “Shrimp” (Tôm) đã được thử nghiệm để thực hiện những nhiệm vụ đơn giản cắt giảm chi phí, nhắm tới một nền sản xuất nông nghiệp với hiệu quả kinh tế cao hơn. Robot Mantis có bánh xe và chiều cao ngang tầm một người trưởng thành.

Trần Mạnh (theo: phys.org, reuters)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 294


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1072597

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72755306