01:42 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rơm rạ ủ bằng chế phẩm Bio-Plant: Phân bón hiệu quả

Thứ năm - 13/06/2013 20:14
Hiện tượng đốt rơm rạ sau mỗi vụ gặt xảy ra ở hầu hết các vùng trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và nhiều địa phương khác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Để khắc phục tình trạng này, UBND huyện Gia Bình đã chỉ đạo Trạm Khuyến nông phối hợp với Hội Nông dân huyện hướng dẫn bà con dùng chế phẩm Bio-Plant ủ rơm rạ để làm phân bón cho cây trồng.

Qua kiểm tra, đánh giá của cán bộ kỹ thuật cùng các hộ tham gia mô hình ở các xã Đông Cứu, Thái Bảo, Vạn Ninh, thị trấn Gia Bình, Đại Bái, Quỳnh Phú, Nhân Thắng, tất cả đống rơm ủ đều đạt độ hoai mục, có thể dùng làm phân bón cho lúa và hoa màu. Thực tế thấy, trên diện tích lúa và cây màu được bón loại phân này, đất khá tơi xốp, tăng độ phì, giúp cây trồng nhanh ra rễ, hạn chế sâu bệnh, làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. 

Đặc biệt là trên cây lúa cấy vụ xuân, nhờ được bón bằng phân từ ủ rơm rạ mà độ xanh của lá đòng bền hơn, tỷ lệ gié cấp 2, cấp 3 cao hơn, hạt thóc sáng hơn, năng suất ước tăng 3-5%. 

Dùng phân ủ từ rơm rạ bón cho các loại cây màu cũng cho kết quả tích cực. Cụ thể là trên cây khoai sọ với diện tích 480m² tại xã Vạn Ninh, cây cao hơn 15-20cm, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh gây hại (nhất là bệnh gỉ sắt, thán thư). Với dưa chuột, kết quả thu được trên diện tích 720m² trồng thử nghiệm tại xã Quỳnh Phú cũng cho thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, cất ngọn ra hoa sớm hơn 3-5 ngày, tỷ lệ đậu quả cao, ít nhiễm sâu bệnh, quả thẳng đều. Còn trên cây bí xanh với diện tích 420m² tại hai xã Nhân Thắng, Quỳnh Phú thì nhờ được bón phân ủ rơm rạ, cây cũng ra hoa sớm hơn 3-5 ngày, tỷ lệ đậu quả cao, không bị bệnh phấn trắng trên lá, góp phần giảm số lần sử dụng thuốc trừ sâu so với ruộng đối chứng.

Từ hiệu quả của mô hình, thời gian tới, các cấp, ngành trên địa bàn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rơm, rạ sau thu hoạch làm phân ủ hữu cơ vi sinh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Về lâu dài, UBND tỉnh Bắc Ninh cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân xử lý rơm, rạ bằng chế phẩm sinh học để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng; đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn quy trình xử lý rơm, rạ làm phân bón hữu cơ…

Công Cường
(kinhtenongthon.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 246

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 243


Hôm nayHôm nay : 30298

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 293861

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73340832