12:19 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sử dụng bã mía trong nuôi tôm nước lợ an toàn sinh học: Đơn giản, hiệu quả

Thứ sáu - 24/10/2014 00:47
Những năm gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ diễn biến khá phức tạp, dẫn đến rủi ro trong nuôi tôm cao, chi phí ngày càng tăng; nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm do bà con sử dụng nhiều loại hóa chất, kháng sinh… Trước tình trạng này, mô hình nuôi tôm an toàn sinh học bằng cách tận dụng bã mía được xem là giải pháp đơn giản mà hiệu quả.
Nông dân xã Vĩnh Trạch sử dụng mật đường thay cho các loại hóa chất trong cải tạo môi trường ao nuôi tôm, ảnh (minh hoạ)

Nông dân xã Vĩnh Trạch sử dụng mật đường thay cho các loại hóa chất trong cải tạo môi trường ao nuôi tôm, ảnh (minh hoạ)


Nhiều lợi ích 

Trong hoạt động nuôi tôm nước lợ, sự tích lũy các hợp chất hữu cơ chứa nitơ trong ao dẫn đến môi trường ao nuôi bị ô nhiễm là vấn đề thường gặp phải. Nguyên nhân là do cơ thể tôm chỉ có thể hấp thụ 20-30% protein trong thức ăn, phần còn lại sẽ thải ra môi trường bên ngoài qua phân; cộng với việc quản lý thức ăn của nông dân chưa tốt dẫn đến thức ăn dư thừa. Các hợp chất tích tụ dưới đáy ao sẽ chuyển thành amoniac (NH3).

Đối với những ao tôm quản lý tốt, amoniac được kiểm soát bởi tảo; còn đối với các ao nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh thì lượng amoniac rất lớn nên phần lớn được tích tụ dưới đáy ao. Để giải quyết vấn đề môi trường nước lúc này, giải pháp thay nước là đơn giản và hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, việc thay nước đối với ao nuôi tôm nước lợ không phải lúc nào cũng thực hiện được do hầu hết các hộ nuôi thiếu ao lắng để xử lý nước trước khi cấp nước cho ao nuôi, mầm bệnh trong môi trường cao, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Chính vì thế, để triệt tiêu hết các hợp chất chứa nitơ vô cơ như amoniac và nitrit (NO2) nhằm giúp tôm phát triển tốt thì việc bổ sung cácbon (C) vào ao nuôi được xem là khả thi nhất.

Theo các tài liệu nghiên cứu, việc thêm cácbon vào ao nuôi sẽ làm tăng hiệu quả hấp thụ các nguồn nitơ vô cơ trong ao nuôi nhờ vi khuẩn dị dưỡng. Bởi, các vi khuẩn dị dưỡng cần nguồn cácbon hữu cơ cùng với nitơ theo một tỷ lệ nhất định để tạo tế bào mới. Tuy nhiên, trong các ao nuôi thủy sản, lượng nitơ tích lũy dưới đáy ao khá nhiều nhưng nguồn cácbon hạn chế. Do đó, nếu bổ sung lượng cácbon thích hợp vào ao nuôi tôm thì các vi khuẩn dị dưỡng sẽ chuyển hóa tốt hơn lượng nitơ sẵn có trong ao nuôi, cũng như các chất độc vô cơ như NH3, NO2.

Ở nước ta, bã mía trong các nhà máy đường thải ra hàng năm khá lớn, chiếm 20 - 30% lượng mía đem ép. Đây là phụ phẩm có nhiều cácbon hữu cơ, cụ thể thành phần của bã mía khô có khoảng 45-55% Cellulose, 20-25% Hemicellulose, 18-24% Lignin, 1-4% tro và gần 1% sáp. Do đó, bột bã mía là nguyên liệu khá tốt dùng để bổ sung cácbon hữu cơ vào trong ao nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh.

Ứng dụng thành công 

Trong 3 vụ tôm nuôi gần đây, ông Võ Hồng Ngoãn, người được mệnh danh là “vua tôm” ở xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) liên tục trúng mùa dù tình hình dịch bệnh ở các tỉnh ĐBSCL  diễn biến phức tạp. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thành công này là nhờ ông áp dụng biện pháp nuôi an toàn sinh học bằng cách tận dụng bã mía.

Ông Ngoãn kể: “Ban đầu tôi cũng không tin điều này nhưng sau khi một kỹ sư trong lĩnh vực thủy sản thuyết phục, tôi thử nuôi 2 ao bằng cách rải bã mía vào ao nuôi. Đến nay, 2 vụ tôm thẻ chân trắng đã thành công, còn vụ tôm sú đang nuôi cũng chuẩn bị thu hoạch”.

Theo ông Ngoãn, trong suốt quá trình từ khâu cải tạo ao cho đến thu hoạch không cần sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào mà chỉ cần dùng bã mía rải vào ao. Bột bã mía sẽ làm cho độ kiềm và pH trong ao tôm luôn ổn định, nguồn nước có nhiều vi sinh vật có lợi và vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (gây hoại tử gan tụy trên tôm) gần như không có.

Việc sử dụng bã mía trong nuôi tôm giúp giảm chi phí đầu tư hóa chất, chế phẩm sinh học đến 60-70% do không cần dùng vôi xử lý nước, không cần dùng các chất cải tạo môi trường, chế phẩm sinh học do hệ tảo và vi sinh vật có lợi trong ao phát triển tốt và ổn định. Hiện, giá bột bã mía bán tại các lò mía đường khoảng 2.500 đồng/kg. Với liều lượng sử dụng khoảng 2.500kg bã mía/ha thì tổng chi phí  chỉ khoảng 10 triệu đồng/ha.

TS.Vũ Anh Tuấn, Phân viện trưởng Phân viện Thủy sản Minh Hải (Cà Mau), người đã khảo sát, nghiên cứu và nuôi thử nghiệm phương pháp nuôi tôm bằng bã mía nhận định, phương pháp này có thể nói là thành công nhất hiện nay dù không phải 100% tôm không bị bệnh nhưng tỷ lệ chết giảm.

Theo ông Tuấn, bột bã mía thường được dùng cho trồng trọt để bổ sung các chất như: sắt, kẽm, phốtpho cho cây. Ở trong nước, bột bã mía giúp bổ sung chất khoáng cho hệ thực vật như tảo phát triển. Khi ứng dụng phương pháp này, hệ vi sinh vật có lợi phát triển rất tốt, từ đó làm pH trong nước ổn định.

Phương pháp nuôi tôm an toàn sinh học bằng cách tận dụng bã mía mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học một cách bài bản nhưng với những thành công bước đầu, có thể khẳng định đây là hướng đi mới giúp giảm chi phí sản xuất, an toàn, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thành Công
Nguồn kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236


Hôm nayHôm nay : 50496

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 713676

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70940991