11:39 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

TP Hồ Chí Minh: Kinh nghiệm nuôi bê trên đệm lót sinh học

Chủ nhật - 25/01/2015 22:34
Nhờ áp dụng phương pháp nuôi bê trên đệm lót sinh học, ông Trần Bảo Minh ở ấp Tân Thới 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc môn, Tp. Hồ Chí Minh đã thu được kết quả cao trong sản xuất.
Ông Minh kiểm tra đệm lót sinh học trong chuồng nuôi bê.

Ông Minh kiểm tra đệm lót sinh học trong chuồng nuôi bê.

Qua quá trình nuôi bê trên đệm lót sinh học, ông Minh thấy hình thức nuôi này có nhiều ưu điểm nổi bật như: chuồng bê hoàn toàn không có mùi hôi thối, phân bê thải ra được xử lý ngay bởi đệm lót. Nếu như trước kia ông nuôi bê trên nền xi măng, đến ngày thứ 2 đã phải tắm cho bê vì phân thải ra  hàng ngày dính bẩn trên cơ thể, làm cho bê bị dễ bị lạnh, dễ phát sinh bệnh hô hấp, tiêu chảy, thì nay ông nuôi bê không cần phải tắm. Ngoài ra, nuôi bê trên đệm lót sinh học, bê được giữ ấm bởi đệm lót nên bê không bị ho. Bê được nuôi trên đệm lót có bộ lông phát triển tốt, không bị rụng lông, không bị viêm rốn như nuôi trên nền xi măng theo cách truyền thống. Nuôi bê theo cách này đã giúp ông tiết kiệm chi phí làm chuồng vì không phải làm nền xi măng và tiết kiệm  nhân công chăm sóc bê như: tắm, rửa chuồng và vệ sinh chuồng trại hàng ngày.

Ông Minh chia sẻ kinh nghiệm làm đệm lót cho bê như sau: Để nuôi 3 con bê, ông làm chuồng có diện tích 9 m2 (rộng 1,5 m, dài 6 m.) Nền chuồng bằng đất, xung quanh được xây cao lên 30 cm, đổ trấu cao 30 cm. Trước khi đưa bê vào chuồng nuôi 7 ngày, ông ủ 200 gr men Balasa No, 1,5 kg cám gạo với 20 lít nước, khuấy đều, đậy kín ủ 1 ngày, sau 1 ngày khuấy đều hỗn hợp này và tưới đều lên lớp trấu dày 30 cm, sau đó dùng cào đảo đều, ủ lại bằng bạt kín 5 ngày, ngày thứ 6 bỏ bạt và cho bê vào. Bê mới sinh ra được cắt rốn, thoa cồn Iốt đậm đặc; sử dụng bột làm khô và ấm cho bê AdvandDry thoa đều trên khắp cơ thể bê, sau đó cho vào chuồng đệm lót sinh học ngay.

Sau 3 tháng nuôi, đàn bê của ông sinh trưởng và phát triển rất tốt. So sánh với bê cùng sinh ra của hộ bên cạnh nuôi theo cách nuôi truyền thống thì tốc độ tăng trưởng bê của ông cao hơn 20%. Cách làm hiệu quả của ông Minh được nhiều bà con nuôi bò lân cận biết đến và học hỏi, làm theo.

» Bà con có nhu cầu tham khảo phương pháp nuôi nuôi bê trên đệm lót sinh học của ông Trần Bảo Minh xin liên hệ với ông theo địa chỉ: Ấp Tân Thới 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 01886761718.

Nguồn: Khuyến nông Quốc gia

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 364

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 361


Hôm nayHôm nay : 40959

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 853332

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64839276