21:36 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng cường nghiên cứu, phát triển công nghệ chế biến nông sản

Chủ nhật - 13/11/2016 22:26
Lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ giữa Bộ NN-PTNT và Bộ KH-CN ẢNH: LỰC KHƯƠNG

Lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ giữa Bộ NN-PTNT và Bộ KH-CN ẢNH: LỰC KHƯƠNG

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Bộ NN - PTNT và Bộ KH - CN sẽ phối hợp để tăng cường nghiên cứu, phát triển công nghệ chế biến sâu, bảo quản sau thu hoạch, công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
Chiều 11.11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh đã ký kết Chương trình phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ giữa hai bộ.
Theo chương trình phối hợp đã ký, trong giai đoạn 2016 - 2020, Bộ NN-PTNT và Bộ KH-CN sẽ ưu tiên thực hiện hiệu quả các chương trình: Công nghệ sinh học trong nông nghiệp, thủy sản; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển sản phẩm quốc gia và chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
Cụ thể, chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 sẽ tập trung vào các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp, các sản phẩm lợi thế của địa phương.
Hai bộ cũng sẽ phối hợp xây dựng một số dự án khoa học và công nghệ cấp nhà nước, một số chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp bộ. Trong đó ưu tiên tập trung cho một số ngành hàng, sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh cấp quốc gia. Đặc biệt chú trọng đến nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến sâu, công nghệ bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản Việt Nam.
Thông qua quy chế phối hợp này, các chương trình, dự án nghiên cứu đối với một số sản phẩm chủ lực sẽ được thiết kế theo hướng tập trung, theo chuỗi tạo ra sản phẩm cuối cùng ứng dụng sản xuất. Chương trình phối hợp cũng hướng đến mục tiêu tăng cường liên kết giữa các tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp; liên kết 4 nhà gồm: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.
Phát biểu tại lễ ký kết, lãnh đạo Bộ NN-PTNT và Bộ KH-CN cho biết sẽ luôn khuyến khích cộng động doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tạo sự gắn kết giữa các tổ chức nghiên cứu với doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Xuân Cường, nhấn mạnh Việt Nam có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng phong phú có nhiều nông sản xuất khẩu ra thế giới. Nhưng để thế giới không chỉ biết đến Việt Nam với số lượng nông sản nhiều mà cần biết tới chất lượng nông sản. Theo đó, nghiên cứu khoa học công nghệ trong những năm tới đi sâu vào phục tráng, phát triển mạnh các loại nông sản, thực phẩm đặc sản của Việt Nam.
Tăng cường nghiên cứu, phát triển công nghệ chế biến nông sản - ảnh 1
Nghiên cứu công nghệ sinh học trong phòng thí nghiệmẢNH: HÀ VĂN HUÂN
Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh cũng khẳng định khoa học công nghệ đã và đang là động lực cho phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Qua theo dõi trong thực tiễn, khoa học công nghệ đang tác động trực tiếp và gián tiếp nâng cao năng suất, chất lượng cho nông sản. Bộ Khoa học và Công nghệ luôn giành sự quan tâm cho công tác thí điểm chính sách, đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh đã giao nhiệm vụ cho Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam cùng với các nhà khoa học và các cơ quan nghiên cứu trong thời gian ngắn nhất phục tráng 2 giống lợn đặc sản của Việt Nam là giống lợn ỉ và giống lợn Móng Cái sớm đưa vào sản xuất.
Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, hiện đã có trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều trồng mới được sử dụng giống mới… đưa tỷ trọng áp dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Nhiều công nghệ mới được áp dụng góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tăng giá trị xuất khẩu, đưa Việt Nam vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về tôm, cá tra, cà phê, hạt điều, hạt tiêu và gạo.
 

Hoàng Phan
Nguồn: thanhnien.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 381

Máy chủ tìm kiếm : 22

Khách viếng thăm : 359


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 873497

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64859441