15:52 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng cường tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam

Chủ nhật - 18/05/2014 11:11
Đó là mục đích của Hội thảo “Mô hình kinh doanh và giải pháp tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam” ngày 22/5 tới.
 

Thách thức ...

Với trên 19,3 tỷ kg chất thải từ khoảng 16,5 triệu con lợn mỗi năm, Việt Nam hiện phải đối mặt với tình trạng khó khăn trong quản lý chất thải chăn nuôi. Có khoảng 55% trang trại nuôi lợn trên cả nước tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng, trong đó phần lớn các chất thải chăn nuôi không được sử dụng mà được thải ra môi trường xung quanh. Một số mô hình kinh doanh dựa trên việc tái sử dụng chất thải chăn nuôi đã được nghiên cứu và phát triển, nếu được áp dụng sẽ đem lại lợi ích cho nhiều đơn vị ở các quy mô khác nhau.

Nếu những mô hình kinh doanh này được thông qua sẽ giúp các công ty, tổ chức và tư nhân tham gia vào lĩnh vực kinh doanh liên quan, các nhà phát triển công nghệ, cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ. Các doanh nghiệp chăn nuôi có thể sử dụng chất thải của lợn để sản xuất năng lượng hoặc phân hữu cơ. Việc tự tái sử dụng sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí. Ngoài ra, có thể bán nguồn năng lượng này để tăng doanh thu phụ. Tái sử dụng hiệu quả chất thải nông nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát triển bền vững cả về môi trường và kinh tế.

Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể

Viện Quản lý Nước Quốc tế (IWMI), phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Y tế Công cộng và Sinh thái (CENPHER), trường Đại học Y tế Công cộng (HSPH), chủ trì hội thảo tại Hà Nội nhằmkhai thác tiềm năng nhân rộng mô hình kinh doanh tái sử dụng chất thải nông nghiệp. Hội thảo cũng sẽ tập trung vào phát triển hiểu biết chung về các thách thức và cơ hội liên quan đến chất thải nông nghiệp với những sáng kiến ​​đang có ở Việt Nam.

Các nghiên cứu khả thi về chất thải nông nghiệp

 

 

Nhóm nghiên cứu Thu hồi và tái sử dụng nguồn thải -RRR” thuộc Viện quản lý nước Quốc tế, sau khi phân tích hơn 150 trường hợp kinh doanh tái sử dụng, bao gồm châu Phi, Đông Á, Nam Á và Nam Mỹ, đã phát triển trên 20 mô hình kinh doanh phục hồi và tái sử dụng nước, chất dinh dưỡng và chất hữu cơ từ chất thải nông nghiệp thành các sản phẩm giá trị gia tăng như nước sạch, phân bón và năng lượng.

 

Thông qua dự án “Tái phục hồi chất dinh dưỡng, nước và năng lượng an toàn” do Quĩ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD) tài trợ,nhóm nghiên cứu RRR đã tập trung vào một số quốc gia bao gồm Ghana, Uganda, Bangladesh và Việt Nam.

 

 

Hội thảo này nhằm 2 mục tiêu: Thứ nhất, khai thác tiềm năng nhân rộng mô hình kinh doanh tái sử dụng chất thải gia súc (lợn) phối hợp với sáng kiến ​​hiện có của IFAD trong khu vực mục tiêu chiến lược. Thứ hai, mở rộng quy mô và khả năng tái sử dụng hiệu quả nước, chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và năng lượng từ dòng chất thải tại nông nghiệp tại Việt Nam thông qua việc phân tích, xúc tiến và triển khai các mô hình kinh doanh hiệu quả kinh tế.

Các kết quả đầu ra dự kiến nhằm xác định sự thỏa thuận chung về các mô hình kinh doanh tiềm năng cho việc tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam; phát triển các khái niệm nghiên cứu và tính khả thi về lâu dài qua thông tin phản hồi từ các đối tác địa phương.

Liên hệ: Trung tâm Nghiên cứu Y tế công cộng và hệ sinh thái (CENPHER) - Đại học Y tế Công cộng (HSPH): TS. Phạm Đức Phúc; Email: pdp@hsph.edu.vn; Mobile: ++84 904049969.

Viện Quản lý nước Quốc tế (IWMI): TS. Krishna Rao; Email: K.C.Rao@cgiar.org

 

 

PV/VOV online

                                                                                                                                              Theo vov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 261


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1073267

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71300582