20:43 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tạo giống cam sành không hạt nhờ chiếu xạ tia gamma

Thứ năm - 01/12/2016 09:29
Nhằm tạo giống cam sành mới không hoặc ít hạt, hình dạng quả đẹp, phẩm chất ngon từ cây cam sành thương phẩm đang được trồng trong tự nhiên, Viện Cây ăn qua miền Nam đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu tạo giống cam sành không hạt bằng xử lý chiếu xạ tia gamma trên mầm ngủ”.
Giống cam sành LĐ6 sẽ được cung cấp cho các nhà vườn trong thời gian tới

Giống cam sành LĐ6 sẽ được cung cấp cho các nhà vườn trong thời gian tới

Theo Viện Cây ăn quả miền Nam, số hạt trong một quả cao là một trong những đặc tính quan trọng làm giới hạn tiêu thụ quả tươi ở cây có múi cả thị trường trong và ngoài nước. Một trong những mục tiêu chính của chương trình chọn tạo giống cây có múi ở nước ta và trên thế giới hiện nay là giống không hạt, hình dạng đẹp, phẩm chất ngon, không mẫn cảm với các loại sâu, bệnh hại nguy hiểm. Để cải thiện giống cây có múi nhiều nước, trên thế giới đã áp dụng phương pháp xử lý chiếu xạ tia gama trên mầm ngủ. Chẳng hạn tại trường Đại học California, Mỹ, trong những năm qua, họ đã thực hiện xử lý tia gamma trên 4.500 mầm ngủ của các giống cây.

Tại Viện Cây ăn quả miền Nam, từ dòng cam sành (CS8) có số lượng 10-23 hạt/quả, được chiếu xạ tại Viện Nghiên cứu hạt nhân, sử dụng nguồn chiếu xạ Co60, liều chiếu xạ 5,0 krad. Kết quả đã tạo ra được một dòng dòng cam sành không hạt bằng chiếu xạ đột biến sử dụng tia gamma trên mầm ngủ có các đặc tính nổi trội: có tỉ lệ hạt phấn bất dục cao (70%), số hạt/quả thấp (dưới 2 hạt/quả) và ổn định trong tất cả các quả ở tất cả các cây, thịt quả màu vàng cam, sáng đẹp, vỏ quả ít sần và bóng hơn so với cam sành trong sản xuất, khối lượng quả trung bình 237g, nước quả nhiều (>40%), vị và mùi thơm đặc trưng giống như cam sành thương phẩm, năng suất khá cao (20-25kg/cây/năm, cây 3 năm tuổi).

Dòng cam sành này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tạm thời là giống cây trồng mới để sản xuất tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ với tên gọi dòng cam sành LĐ6. Thời gian tới, giống LĐ6 sẽ được Viện Cây ăn quả miền Nam cung cấp cho các nhà vườn qua Công ty Tư vấn và đầu tư phát triển nghề vườn (trực thuộc Viện Cây ăn quả miền Nam).

Việc tạo ra dòng cam sành mới này được kỳ vọng sẽ đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong tiêu thụ quả tươi và doanh nghiệp chế biến nước quả vì nếu nhiều hạt sẽ làm nước quả đắng.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cam sành

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 219

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 217


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 334623

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73381594