17:24 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thành công từ mô hình và hướng nhân rộng

Thứ tư - 08/11/2017 08:13
Sau 2 năm với thực tiễn sản xuất 3 vụ lúa, Ban Tổ chức chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL đã tổ chức tổng kết, khẳng định hiệu quả đạt được và phương hướng nhân rộng trong thời gian tới.

Sức lan tỏa lớn

Ông Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho biết xây dựng mô hình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) vùng ĐBSCL là ý tưởng và tài trợ thực hiện bởi Công ty CP Phân bón Bình Điền, đã có sự tham gia của hệ thống khuyến nông 13 tỉnh ĐBSCL. “Qua 3 vụ xây dựng mô hình sản xuất với mục đích liên kết nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà nông; áp dụng đồng bộ các tiến bộ KHKT để giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, an toàn nông sản và thân thiện với môi trường. Những kết quả đạt được từ mô hình đã khẳng định tính ưu việt và khả thi của các giải pháp kinh tế, khẳng định sự thành công của chương trình”, ông Khởi đánh giá.

 thanh cong tu mo hinh va huong nhan rong hinh anh 1

Cụ thể, lượng hạt giống xác nhận thích hợp 80 kg/ha, giảm trên 50 % so với tập quán sản xuất chung của nông dân; lượng phân bón hợp lý với NPK 80-60-42, giảm từ 16 đến 26% so với đối chứng; sử dụng phân bón lót đầu Trâu Mặn-phèn, phân bón Đầu Trâu TE A1 và Đầu Trâu TE A2. Trong đó phân bón lót Đầu Trâu Mặn – phèn được khẳng định chất lượng tốt từ các mô hình, xây dựng thói quen dùng phân bón lót là một gợi ý đúng đắn của gói kỹ thuật.

Năng suất bình quân 6,65 tấn thóc/ha, tăng 11,4% (680kg/ha) so với đối chứng. Số lần phun thuốc BVTV giảm 2 lần so với đối chứng (chỉ phun thuốc sau 40 ngày gieo sạ, giảm được 1,1 triệu đồng/ha). Tỷ suất lợi nhuận cao hơn đối chứng 13% (trên 3,5 triệu đồng/ha), cá biệt có những địa phương như Bến Tre tăng đến 91%, Vĩnh Long tăng 59%.

 thanh cong tu mo hinh va huong nhan rong hinh anh 2

Theo ông Khởi, hiệu quả quan trọng nhất là qua tổ chức mô hình, đã nhận được lòng tin của nông dân, đồng thời đây cũng là minh chứng cho sự đồng nhất để hệ thống khuyến nông địa phương tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo, nhân rộng từ mô hình ra sản xuất đại trà.

Nông dân Phan Văn Mến ở TP Cà Mau cho biết ông tham gia mô hình ở vụ hè thu năm 2017 cho hiệu quả rất tốt trong điều kiện khắc nghiệt của BĐKH. “Từ vụ lúa tới, tôi sẽ áp dụng gói kỹ thuật này vào làm cả 5ha lúa nhà mình”, ông nói.

Đậm tính nhân văn

 thanh cong tu mo hinh va huong nhan rong hinh anh 3

Ông Lê Quốc Phong, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền, khẳng định: “Chương trình sẽ tiếp tục được duy trì thực hiện trong thời gian tới nhưng sẽ có những đổi mới cách làm. Khi mô hình thí điểm đã thành công rồi thì phải nhân rộng nó ra, không chỉ những thửa ruộng 0,5 ha, mà là những cánh đồng hàng chục, hàng trăm ha. Bình Điền sẽ áp dụng những chính sách mới để chương trình tiếp tục phát triển và mang đến lợi ích cao nhất cho bà con nông dân”.

 thanh cong tu mo hinh va huong nhan rong hinh anh 4

Nói về mục tiêu của chương trình, PGS.TS Mai Thành Phụng, thành viên thường trực Hội đồng cố vấn chia sẻ: “Vì người nông dân, lấy người nông dân làm trung tâm, giúp nông dân có thu nhập cao, cải thiện đời sống, không chỉ vật chất mà cả văn hóa - tinh thần và môi trường sống. Giúp nông dân dần trở thành như là chuyên gia trên đồng ruộng của mình, nông dân tự xử lý được các tìnhhuống phức tạp xảy ra trong sản xuất, nhất là do BĐKH…”

Ông Võ Quốc Trung, Trưởng phòng kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng, cũng cho rằng mô hình là môi trường học tập cho cán bộ khuyến nông, nhất là ở cơ sở nâng cao hiểu biết kỹ thuật và cách thức tuyên truyền, vận động, chuyển giao cho nông dân. “Cán bộ khuyến nông như được truyền lửa từ các nhà khoa học để lao vào cùng làm ruộng với nông dân, giúp nông dân xử lý những tình huống phức tạp trong sản xuất”, ông chia sẻ.

Ông Lê Thanh Tùng, Trưởng Văn phòng đại diện Cục Trồng trọt tại TP.HCM, đánh giá chương trình canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là tiếp nối nhiều chương trình, nhiều hoạt động của Bình Điền, phù hợp với sản xuất lúa ở ĐBSCL.

Chương trình thể hiện tính nhân văn cao của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón, ở chỗ đề ra công thức và khuyến cáo nông dân giảm lượng phân bón, tức là giảm doanh số bán hàng. Cần đánh giá đúng giá trị gia tăng của chương trình, gắn với sản phẩm lúa gạo. Hơn hết là trách nhiệm và sự nhiệt tình rất cao của Công ty Bình Điền đối với sản xuất nông nghiệp nói chung, với sản xuất lúa gạo tại ĐBSCL nói riêng

Theo Trần Đình Thế/danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 179

Máy chủ tìm kiếm : 47

Khách viếng thăm : 132


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1144661

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60152984