21:18 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tổ dịch vụ Bảo vệ thực vật trên cây chè: Mở ra hướng sản xuất nông nghiệp bền vững

Thứ bảy - 29/07/2017 19:55
Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng là điều cần thiết, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách sẽ gây lãng phí, mất an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, mất an toàn cho cả người sản xuất và người sử dụng; việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã và đang diễn ra trên cây chè cũng như các loại cây trồng khác.

 Kỳ Thượng là vùng chè trọng điểm của huyện Kỳ Anh, đến hết năm 2016 diện tích chè toàn xã có hơn 170ha, trong đó có hơn 40ha chè kinh doanh được chứng nhận sản xuất theo VietGAP, năng suất 62,5 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi 250 tấn. Trước đây, người nông dân tự kiểm tra sâu bệnh, tự mua thuốc phun trong khi thực tế người nông dân không biết mua thuốc gì để phun mà các đại lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật chỉ biết chạy theo lợi nhuận, họ bán cho người dân thuốc ngoài danh mục, thuốc có độ độc cao, thậm chí là thuốc nhập lậu, thuốc sử dụng trên cây trồng khác, số lần phun trong vụ nhiều, không đảm bảo thời gian cách ly... dẫn đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm chè thường vượt ngưỡng cho phép. Được sự hỗ trợ của dự án CIDA, năm 2015 xã Kỳ Thượng đã thành lập tổ dịch vụ bảo vệ thực vật tập trung trên cây chè. Với cơ cấu 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và 8 tổ viên được chia thành 4 nhóm, hoạt động dưới sự chỉ đạo của HTX sản xuất và cán bộ kỹ thuật, hoạt động theo thời vụ. Sau khi thành lập xong tiến hành ký cam kết với các hộ dân về cách thức hoạt động và chi phí các hộ dân phải chi trả cho mỗi lần phun thuốc.

Về điều tra phát hiện các đối tượng sâu bệnh trên đồng ruộng do cán bộ kỹ thuật phụ trách chè và HTX sản xuất đảm nhận. Khi cán bộ kỹ thuật và tổ hợp tác kiểm tra phát hiện sâu bệnh trên vườn chè, xác định diện tích bị hại, loại sâu bệnh, loại thuốc cần phun, thời gian phun và thông báo cho tổ dịch vụ bảo vệ thực vật. Tổ trưởng sẽ lên kế hoạch cụ thể cho các nhóm và tiến hành phun thuốc, sau khi phun mỗi nhóm sẽ tự ghi lý lịch phun thuốc, thời gian cách ly và ngày thu hái từng vườn chè chính xác, rõ ràng vào sổ nhật ký sản xuất của các hộ dân. Đồng thời cắm biển cảnh báo phun thuốc vào ruộng để người dân biết. Với hình thức này các hộ dân không phải chuẩn bị nơi chứa thuốc, vỏ bao thuốc sau khi phun cũng như điểm pha thuốc và hố cát để xử lý nước thải sau khi phun mà được làm tập trung tại tổ. Kinh phí hoạt động sẽ được thu từ các hộ dân trồng chè là 30.000 đồng/sào/1 lần phun và được trừ vào tiền bán búp mà tổ hợp tác chi trả cho các hộ dân hàng tháng. Ngoài ra kinh phí hoạt động còn được tạo ra từ dịch vụ thuốc bảo vệ thực vật mà tổ cung ứng cho các hộ dân.

Sau hơn 2 năm triển khai hoạt động, tổ dịch vụ bảo vệ thực vật tập trung đã mang lại những kết quả khả quan, với hình thức này việc áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được kiểm soát dễ dàng, nghiêm ngặt hơn, người nông dân tiết kiệm được chi phí về thuốc bảo vệ thực vât, giảm số lần phun thuốc, năng suất, chất lượng được đảm bảo, không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tạo tiền đề cho xây dựng thương hiệu sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không những thế, việc kiểm soát vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Mặt khác việc ghi chép nhật ký sản xuất sẽ được thực hiện thường xuyên đảm bảo cho truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thuận lợi.

Có thể thấy mô hình tổ dịch vụ bảo vệ thực vật là hướng đi đúng trong sản xuất chè bền vững, đã phát huy hiệu quả đối với người làm chè nói riêng, với người sản xuất nông nghiệp nói chung. Mô hình đang được nhân rộng tại các vùng sản xuất chè khác trên toàn tỉnh cũng như cần nhân rộng trên các loại cây trồng khác nhằm phát triển một nền sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững.
 
Theo Đặng Thị Thuận/sonongnghiephatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 231


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 335824

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73382795