09:24 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng cây biến đổi gen: Nên để nông dân lựa chọn

Thứ sáu - 14/08/2015 03:20
(TBKTSG Online) - Chính phủ đã cho phép trồng đại trà đối với giống bắp biến đổi gen, bây giờ, công việc còn lại là để người nông dân chọn lựa có nên trồng hay không. Chỉ có nông dân là người được hưởng lợi hoặc không từ giống bắp biến đổi gen.
Một nông dân ở Đồng Nai thăm một ruộng bắp GMO. Ảnh: NH

Một nông dân ở Đồng Nai thăm một ruộng bắp GMO. Ảnh: NH

Đó là ý kiến của diễn giả tham dự buổi tọa đàm về giống cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam do Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM và Trung tâm nghiêu cứu xã hội và giáo dục Trí Việt tổ chức, tại TPHCM, vào ngày 13-8.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cho rằng: ai cũng nói đi máy bay là an toàn nhưng vẫn có những lúc có những tai nạn thảm khốc xảy ra, cây trồng biến đổi gen cũng có những cái lợi cái hại, đối với những người cái gì cũng sợ thì họ chẳng bao giờ đi máy bay dù được cho là an toàn, cây trồng biến đổi gen cũng có thể hiểu như vậy.

Là một người có nhiều năm nghiên cứu về cây trồng biến đổi gen, cũng là người trực tiếp làm việc với các nhà khoa học ở Mỹ, ở Bỉ tạo ra giống cà chua biến đổi gen, Phó giáo sư Ngô Thị Xuyên, Học viện Nông  nghiệp Việt Nam cho rằng, hiện Việt Nam đã cho trồng giống bắp chống sâu đục thân, tuy nhiên, ở Việt Nam không phải địa phương nào cũng bị thiệt hại do côn trùng này. Vì thế, những nơi nào mà nông dân trồng bắp bị thiệt hại lớn do sâu đục thân gây ra thì nên trồng giống bắp biến đổi gen, còn địa phương nào không bị ảnh hưởng thì không cần trồng.

“Dù là một người làm công tác nghiên cứu về các giống biến đổi gen, song trong vấn đề này, ý kiến của tôi là để người nông dân lựa chọn giống bắp nào phù hợp vì đây là quyết định liên quan đến đời sống của người dân”, bà Xuyên nói.

Đối với cây trồng biến đổi gen, tính đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã công nhận kết quả khảo nghiệm 5 giống bắp biến đổi gen là BT11, GA21, MON98034, NK603, TC1507 để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép an toàn sinh học. Từ ngày 18-3, các giống bắp của Dekald (Monsanto) và Syngenta đã được cấp phép trồng phổ biến tại Việt Nam.

Một trong những mấu chốt để Bộ NN&PTNT ủng hộ cây trồng biến đổi gen là để giảm lượng bắp nhập khẩu mỗi năm xuống mức thấp nhất có thể.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 3,75 triệu tấn bắp, giá trị nhập khẩu là 856 triệu đô la Mỹ, tăng gần 42% về khối lượng và gần 25% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, chủ yếu nhập từ các quốc gia Nam Mỹ như  Brazil chiếm 52,5%, Argentina chiếm 41,4% tổng giá trị nhập khẩu. Đây là hai quốc gia đang cho trồng bắp biến đổi gen. Hiện Argentina có 13,9 triệu héc ta trồng cây trồng biến đổi gen, còn Brazil là 3 triệu héc ta.

Các khách mời tham gia buổi tọa đàm cho rằng nếu Việt Nam trồng cây trồng biến đổi gen thì khả năng phụ thuộc vào nguồn giống nước ngoài là điều có thể xảy ra. Vì thế, Việt Nam cần phải sớm làm chủ công nghệ này để tránh bị phụ thuộc.

Trước vấn đề này, Phó giáo sư Ngô Thị Xuyên cho rằng, về mặt kỹ thuật và nhân lực, Việt Nam có đủ khả năng để tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen mà bằng chứng là trong những giống biến đổi gen đã được làm ra đều có sự đóng góp của các nhà khoa học đến từ Việt Nam.

Vấn đề mà Việt Nam chưa làm được, theo bà Xuyên là nằm ở nguồn vốn. Theo giáo sư Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện khoa khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, các nước phải bỏ ra 130 triệu đô la Mỹ để tạo ra được một giống cây biến đổi gen. Đây chính là lý do giải thích vì sao Việt Nam không thể chủ động được nguồn giống cây trồng biến đổi gen.

Ngọc Hùng
theo 
thesaigontimes

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 293

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 291


Hôm nayHôm nay : 43721

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 899990

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64885934