Trước đây ở vùng này, sau khi phun hóa chất, người ta nhận thấy có nhiều chim chết. Nay việc sử dụng tia laser hoàn toàn vô hại đối với cả chim và người. Tia laser không chỉ được sử dụng với các loại cây lương thực mà còn có thể áp dụng với rau màu. Hơn nữa, hiệu quả xử lý hạt giống và mầm còn cao hơn.
Khi thực hiện phương pháp này, các nhà khoa học gắn thiết bị trên máy kéo chạy xung quanh cánh đồng. Hiệu quả là chùm tia laser lan rộng trong bán kính 400m. Laser kích thích hệ miễn dịch của thực vật, tăng độ vững chắc của bộ rễ và làm cho cây ít nhạy cảm với bệnh tật.
Việc ứng dụng laser khiến các nhà nông học hài lòng, nhất là tốc độ xử lý của nó. Trong vòng 1 giờ đồng hồ, chiếc xe gắn thiết bị có thể xử lý chùm tia laser cho 100ha. Kết quả bước đầu cho thấy những bông lúa mạch đầu tiên xuất hiện sớm hơn 10 ngày so với phương pháp truyền thống. Hệ thống rễ cây khỏe hơn và trưởng thành nhanh hơn.
Nhà nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật Anton Didenko cho biết áp dụng công nghệ laser cho phép hoàn toàn từ bỏ chất hóa học.
Hiện nay, các nhà nông học đang chờ vụ thu hoạch. Họ hy vọng rằng vụ mùa sẽ bội thu.
Ý tưởng sử dụng công nghệ laser mà các nhà nông học thử nghiệm ở khu vực Krasnodar đang được các vùng khác của Nga quan tâm.
Theo chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn