09:20 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển chăn nuôi

Thứ tư - 30/09/2015 09:20
Ngày 23-9, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Chăn nuôi phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thôn Đồng Nai tổ chức hội thảo “Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi heo, gia cầm an toàn vệ sinh thực phẩm”.

 

Hội thảo đã thu hút được đông đảo doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chủ trang trại và đại diện Sở NN-PTNT, Trung tâm khuyến nông các tỉnh, thành: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước,…

TS. Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, TS. Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho biết, các tỉnh như: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước là vùng chăn nuôi lớn, năng động và đồng thời là thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lớn nhất cả nước. Các địa phương này cũng tập trung nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư vào ngành chăn nuôi nên có điều kiện tiếp cận rất nhanh công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Chính vì vậy, đây cũng là vùng trọng điểm được Bộ NN-PTNT đặc biệt quan tâm trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi, nâng cao giá trị cạnh tranh trong quá trình hội nhập. “Thực tế đã chứng minh, phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị nhằm giảm giá thành, đảm bảo chất lượng sản phẩm chính là giải pháp tăng sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu, rộng hiện nay”, ông Thông nhấn mạnh.

Theo Cục Chăn nuôi, trên thực tế, liên kết sản xuất giữa người chăn nuôi và doanh nghiệp ở nước ta đã có từ lâu, tuy nhiên các mối liên kết này thường thiếu tính bền vững khi các đối tác cùng tham gia chuỗi liên kết không thực hiện đầy đủ các cam kết do chạy theo các lợi ích ngắn hạn trước mắt.

Để giải quyết những tồn tại trong phát triển sản xuất chăn nuôi theo liên kết chuỗi, việc gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi trong chuỗi liên kết là vô cùng cần thiết. Với 4 chuỗi liên kết về lợn thịt, 8 chuỗi liên kết về gia cầm tại các địa phương như Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Đồng Nai, Thừa Thiên - Huế, Ninh Bình,… cho thấy, hình thức liên kết này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất có thể chia sẻ được quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo cho việc điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm.

Trong đó, Đồng Nai được xem là thủ phủ chăn nuôi của cả nước với 1,5 triệu con heo và 15,5 triệu gia cầm; tỷ lệ chăn nuôi trang trại với quy mô lớn theo hướng công nghiệp chiếm khá cao (toàn tỉnh hiện có 2.208 trang trại heo, chiếm gần 70% trên tổng đàn; gà có 464 trang trại, chiếm 87% trên tổng đàn). Tỉnh cũng đã hình thành được các chuỗi liên kết khép kín từ khâu giống, thức ăn chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ với sự tham gia của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Đại diện Công ty TNHH San Hà ký kết hợp tác với các trang trại tại Đồng Nai.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển chăn nuôi theo liên kết chuỗi giá trị hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, chưa được tháo gỡ như chưa có cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, do đó gây ra trở ngại lớn đến các hoạt động cần kinh phí để triển khai xây dựng chuỗi liên kết. Các chế tài ràng buộc sự liên kết còn lỏng lẻo, quy mô hẹp, mới dừng ở mức độ mô hình; một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và chia sẻ lợi ích với người chăn nuôi, đó là lý do khiến cho tính liên kết thiếu bền vững.

Bên cạnh đó, chăn nuôi an toàn có nguồn gốc đang phải cạnh tranh thiếu lành mạnh với các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không có nguồn gốc có mặt tràn lan trên thị trường, không cạnh tranh được giá bán, do vậy, sản lượng tiêu thụ còn thấp, chưa tạo hiệu quả kinh tế. Thị trương tiêu thụ sản phẩm không ổn định. Việc tiếp cận nguồn thông tin thị trường còn hạn chế, tiêu thụ sản phẩm phải qua nhiều khâu trung gian đã đẩy giá bán sản phẩm lên cao, chưa kể người sản xuất còn bị thương lái ép giá bán. Đồng thời việc khai thác thị trường trong nước và quốc tế còn yếu, nhất là thị trường xuất khẩu.

Các đại biểu cũng cho rằng, cần xử lý nghiêm các doanh nghiệp, thương lái, trang trại vi phạm trong việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, qua đó làm trong sạch môi trường chăn nuôi hiện nay.

Tại hội thảo lần này, Công ty TNHH San Hà (SanHaFoods), đơn vị chuyên cung cấp thịt gia cầm tươi sống, đông lạnh và chế biến có trụ sở quận 8, TP.HCM đã ký kết liên kết tiêu thụ sản phẩm với một số trang trại của Đồng Nai. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Phước cũng đã ký kết hợp tác với một số đơn vị trong ngành chăn nuôi.   

Theo Minh Quang/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 188

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 187


Hôm nayHôm nay : 43463

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 899732

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64885676