02:50 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xử lý rơm rạ thành phân bón

Thứ năm - 21/07/2016 10:02
Sản xuất lúa hiện nay đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta, với sự tiến bộ của ngành khoa học nông nghiệp, tiến bộ về giống chúng ta có thể canh tác từ 2 - 4 vụ/năm.

 


Ảnh minh họa

 

Tuy nhiên trong quá trình canh tác lúa chuyển vụ từ vụ xuân sang vụ mùa, quá trình làm đất gấp gáp gốc rạ chưa được phân hủy, một số ruộng người dân bón phân tươi chưa hoai mục, một số chân ruộng thiếu oxy, có nhiều độc tố như Mêtan (CH4), H2S… gây ra hiện tượng nghẹt rễ lúa.

Biểu hiện là khi bệnh mới phát sinh ngọn lá và mép lá vàng hoặc có màu đỏ, khi nhổ cây lúa lên rễ có màu vàng, rất ít rễ trắng, khi bệnh nặng các đầu lá táp khô cây lúa ngừng sinh trưởng, nhổ cây lúa lên dễ dàng, rễ có màu thâm đen, không có rễ trắng.

Hiện tượng sinh lý này nếu không khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, thời vụ gieo trồng, do vậy việc xử lý chân ruộng trước khi cấy lúa trong quá trình chuyển vụ nhanh đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo cho cây lúa sinh trưởng và phát triển thuận lợi ngay từ giai đoạn ban đầu.

Vừa qua, Trung tâm Thông tin và ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KH-CN Bắc Ninh) phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Yên Phong tổ chức tập huấn và triển khai mô hình xử lý gốc rạ tại ruộng bằng chế phẩm vi sinh cho các hộ nông dân sau khi thu hoạch lúa xuân 2016 tại xã Tam Giang với diện tích 10,8ha và xã Đông Thọ là 25,2ha.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe tuyên truyền, phổ biến quy trình kỹ thuật để áp dụng ngay cho diện tích lúa xuân vừa thu hoạch xong. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sử dụng, dễ dàng cho quá trình điều tiết nước và cày bừa tập trung, các hộ nông dân đã nhất trí để Ban quản trị HTXNN trong thôn xử lý tập trung trộn chế phẩm và tiến hành rắc đồng loạt trên toàn bộ cánh đồng đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.

Chuẩn bị xử lý: Xác định lượng rạ sau khi thu hoạch cần xử lý; Chuẩn bị đủ lượng chế phẩm sinh học để xử lý, chế phẩm Fito-Biomix RR (200 g/sào) + chế phẩm xử lý H2S (200 ml/sào).

Thực hiện: Tiến hành trộn đều 200 gr chế phẩm Fito-Biomix RR với 3 kg đất bột hoặc cát sạch. Trộn đều hỗn hợp chế phẩm Fito-Biomix RR, đất bột hoặc cát sạch với 200 ml dung dịch chế phẩm xử lý H2S. Rắc đều chế phẩm xử lý gốc rạ lên mặt ruộng, tiến hành cày lật. Sau đó lấy nước vào ruộng sao cho mức nước trong ruộng đạt 3 - 5 cm. Sau 7 - 10 ngày có thể tiến hành bừa cấy.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR, chế phẩm khử H2S xử lý gốc rạ tại ruộng thành phân bón hữu cơ không những tận dụng được nguyên liệu sau mỗi vụ thu hoạch sử dụng làm phân bón, tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển mà còn giảm được lượng phân bón hóa học, hạ giá thành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.

Nguyễn Văn An/nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 296


Hôm nayHôm nay : 52553

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1110854

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71338169