19:24 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

5 thách thức nuôi tôm trên cát

Chủ nhật - 28/08/2016 22:52
Trong những năm qua, phong trào nuôi tôm trên cát đã giúp rất nhiều nông dân ở các địa phương ven biển nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức.

Nguồn nước

Nuôi tôm trên cát cần rất nhiều nước, cả nước mặn và nước ngọt. Đặc biệt, là nguồn nước ngọt; bởi các khu vực nuôi tôm trên cát đều nằm ven biển nên dồi dào nguồn nước mặn và có thể bơm trực tiếp từ biển vào. Nhưng với tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng phục vụ sinh hoạt như hiện nay tại nhiều địa phương vùng ven biển miền Trung thì đây là một thách thức lớn. Theo tính toán, nếu đưa vào nuôi tôm tập trung với quy mô 100 ha và nuôi 2 vụ/năm thì nhu cầu nước ngọt phục vụ cho nuôi tôm là 5 triệu m3/năm. Nếu khai thác nước ngầm phục vụ nuôi tôm trên cát quá giới hạn cho phép có thể dẫn đến sụt lở địa tầng, cạn kiệt nguồn nước, xâm nhập mặn lấn sâu vào khu vực nội đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

 

Chất thải

Đây là một vấn đề lớn trong nuôi tôm ở nước ta. Những năm qua, tình trạng nuôi tôm trên cát ở các tỉnh miền Trung diễn ra một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch và không được đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống cấp và xử lý nước thải. Từ đó, dẫn đến tình trạng nước thải được xả một cách thiếu ý thức, gây ra những tác động cho môi trường biển và nguồn nước ngầm. Tình trạng này xảy ra lâu dài sẽ gây ô nhiễm môi trường biển ven bờ, gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nguồn lợi hải sản tự nhiên. Và hệ lụy là dịch bệnh bùng phát, lây lan trên diện rộng gây thiệt hại khó lường cho chính người nuôi.

 

Biến đổi khí hậu

 Nuôi tôm trên cát nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung chịu tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên. Thời gian gần đây, hiện tượng El Nino, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài đã ảnh hưởng rõ rệt và nặng nề đối với sản xuất thủy sản, nhất là con tôm. Những tháng đầu năm 2016, hạn hán đã làm thiệt hại nghiêm trọng đến các tỉnh nuôi tôm trọng điểm của cả nước, nhiều tỉnh phải công bố thiên tai như Cà Mau. Tình trạng biến đổi khí hậu được dự báo vẫn sẽ tiếp tục diễn ra và là một thách thức khó kiểm soát với người nuôi tôm trên cát.

 

Dịch bệnh

Với việc phát triển diện tích nuôi một cách ồ ạt, thiếu đầu tư đồng bộ, không có kinh nghiệm kỹ thuật... là những yếu tố làm cho dịch bệnh ở tôm nuôi trên cát dễ bùng phát hơn bao giờ hết. Khi nguồn nước chưa được xử lý được đưa trực tiếp vào ao nuôi làm cho mầm bệnh tồn lưu từ vụ này sang vụ khác, dịch bệnh lây lan nhanh. Đặc biệt những năm gần đây, bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy hoành hành trên tôm khiến nhiều ao nuôi chết hàng loạt, người dân gặp khó khăn, lâm vào cảnh trắng tay.

 

Lạm dụng kháng sinh

Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi nói chung và nuôi tôm nói riêng tại nước ta đang là vấn nạn nhức nhối của ngành nông nghiệp. Thời kỳ mở cửa, hội nhập tạo ra những cơ hội lớn cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm, tuy nhiên đó cũng là thách thức cho con tôm nước ta trước yêu cầu khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường nhập khẩu. Do tập quán sản xuất lạc hậu, lạm dụng kháng sinh trong quá trình nuôi khiến cho các lô hàng thủy sản của nước ta liên tục bị trả về do dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép.

Tất cả cho thấy, muốn đảm bảo nuôi tôm trên cát thực sự hiệu quả, bền vững, ngành thủy sản cần triệt để giải quyết những thách thức, nhất là có một quy trình nuôi hoàn chỉnh và người dân cần thiết thực hiện theo đúng quy hoạch.

Hoàng Ngân/ thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 330


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 868464

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64854408