07:10 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

8 thắc mắc về ASF

Thứ bảy - 17/11/2018 23:45
Hiểu rõ về dịch tả heo châu phi (ASF) là công cụ đầu tiên giúp người chăn nuôi ứng phó được dịch bệnh này.

Lịch sử ASF?

ASF được phát hiện lần đầu tiên tại Kenya vào năm 1921 và bám trụ dai dẳng tại lục địa châu Phi đến năm 1957. ASF được giấu kín suốt một thời gian dài nên virus này mới thoát được tầm kiểm soát của các công ty sức khỏe vật nuôi. Giai đoạn 1957 và thập niên 90, ASF xuất hiện ở miền Nam châu Âu, gồm Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, cho đến khi bị tiêu diệt tại đây.

Bản đồ cho thấy sự lây lan của ASF trên khắp châu Âu Ảnh: Express.co.uk
Bản đồ cho thấy sự lây lan của ASF trên khắp châu Âu     Ảnh: Express.co.uk
 

ASF liên quan đến CSF?

Về dấu hiệu lâm sàng, ASF có triệu chứng bệnh như sốt, lờ đờ, khó thở, nôn mửa, ho, chảy nước mũi và nước mắt (viêm kết mạc), xuất huyết da và chết trong vòng 1 - 2 tuần. Một sự khác biệt giữa hai loại virus này là Dịch tả heo cổ điển (CSF) có thể có các dấu hiệu thần kinh, trong khi ASF dẫn đến tiêu chảy ra máu. Thông thường, muốn tìm ra loại virus nào trong số 2 loại virus này, cần phải có phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, hai virus này không liên quan nhau.

 

ASF tấn công động vật nào?

Heo nhà và heo rừng, cũng như  nhiều “anh em họ” gồm heo rừng Nam Phi và heo rừng châu Phi. Hai giống heo trên ở cận sa mạc Sahara, virus này đã trở thành bệnh địa phương - đây là hai loài chứa nguồn bệnh tiềm ẩn, chúng không có hoặc ít có biểu hiện dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Ngoài ra, loài bọ ve mềm (Ornithodoros) có thể hoạt động như một trung gian lây bệnh. Những bọ ve này thường chỉ có ở vùng khí hậu cận nhiệt đới.

 

ASF có dễ lây nhiễm?

Vấn đề này vẫn đang được giới khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, khi tiếp xúc gần ở một giới hạn nào đó sẽ tạo điều kiện cần cho sự lây nhiễm. Virus ASF không được coi là siêu virus truyền nhiễm và không có khả năng đi xa trong không khí.

Tiếp xúc sau đây có thể dẫn đến lây nhiễm: Heo hoặc thịt heo bị nhiễm bệnh; Máu, các cơ quan, mô, các chất thải từ heo như phân, fomites bị nhiễm; Thịt hoặc các sản phẩm thịt bị nhiễm bệnh.

 

ASF có thể sống sót trên ổ chứa mầm bệnh trong bao lâu?

Virus ASF có khả năng kháng và tồn tại lâu trong môi trường và các sản phẩm thịt khác nhau, thậm chí virus mất màng ngoài nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm. ASF có thể tồn tại trong bọ ve nhiều năm và ở lại trên ổ chứa mầm bệnh suốt thời gian dài lên đến 1 năm hoặc lâu hơn. Ngoài ra, sự hiện diện của protein có thể giúp ASF tồn tại trong thời gian dài hơn. Nghiên cứu gần đây của Scott Dee (Mỹ) đã phát hiện ASF có nguy cơ lây nhiễm trong quá trình vận chuyển thức ăn chăn nuôi.

 

ASF sẽ trở thành một bệnh địa phương tại châu Âu?

Nga, cũng như một số nước Trung và Đông Âu, như Ba Lan và các quốc gia Baltic gặp nhiều khó khăn để loại bỏ virus ASF khỏi quần thể heo rừng. Tại đó, đã xuất hiện một tình trạng đặc hữu của virus trong quần thể heo rừng giống ở châu Phi. Từ những khu vực này, virus chỉ cần nhiễm vào không khí là có thể lây nhiễm cho đàn heo nơi khác.

Tuy nhiên, tại Séc, những nỗ lực tiêu diệt virus xung quanh thành phố Zlín đã thành công. Do đó, liệu ASF có trở thành loài đặc hữu, một bệnh địa phương ở một số quần thể hay không còn phụ thuộc vào môi trường mật độ heo rừng và áp lực virus. 

 

ASF có khả năng thay đổi đặc điểm cấu tạo?

ASF là một virus DNA lớn nên không thể thay đổi nhanh. Tại Tây Ban Nha, chỉ sau 30 năm lưu hành, một số biến thể của virus đã bị mất các yếu tố độc lực quan trọng và trở nên suy yếu. Nếu ASF thay đổi theo thời gian thì chỉ có thể xảy ra trong quần thể heo rừng, vì heo nhà sẽ bị tiêu hủy ngay khi ASF được tìm thấy trong đàn. Khi virus suy yếu thì các biến thể vẫn có khả năng lây nhiễm, nhưng nó không làm heo tử vong. Điều đó sẽ dẫn đến sự tồn tại lâu dài của virus trong sự hiện diện của các kháng thể.

 

Cần làm gì để tránh ASF?

An toàn sinh học là câu trả lời duy nhất. Theo đó, các cơ sở vật chất trong trang trại phải được đảm bảo; Xây dựng hàng rào xung quanh trang trại để tránh tiếp xúc với heo rừng; Không mang sản phẩm thịt từ bên ngoài vào trang trại; Công nhân phải vệ sinh và thay quần áo trước khi vào trại; Người lao động cần được tập huấn tốt về an toàn sinh học và có ý thức tuân thủ.


Tuấn Anh(Theo Pigprogress


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 358

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 357


Hôm nayHôm nay : 55584

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1508351

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74555322