07:30 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần giải pháp đột phá để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Thứ tư - 31/10/2018 02:32
Tiếp tục phiên chất vấn, sáng nay Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Nguyễn Xuân Cường đã nhận được khá nhiều chất vấn của ĐBQH xung quanh những vấn đề liên quan đến quản lý ngành mà trọng tâm là đòi hỏi các giải pháp đột phá của Bộ và của Chính phủ trong đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, làm sao giải quyết dứt điểm vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm, quy hoạch và nhiều nội dung quan trọng khác.

Nhiều sản phẩm làng xã đã xuất khẩu

ĐB Tô Thị Bích Châu (TP Hồ Chí Minh) nêu vấn đề, để cơ cấu nông nghiệp và cạnh tranh được trên thị trường quốc tế thì việc xác định sản phẩm chủ lực là một trong những khâu quan trọng nhất để xác định ngành hàng chủ lực quốc gia, ngành hàng chủ lực địa phương, ngành hàng chủ lực theo kiểu mỗi làng một sản phẩm, trong khi đầu tư nhà nước còn nhiều khó khăn. ĐB hỏi Chính phủ có giải pháp thực sự đột phá để tạo được thu hút đối với vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước là khu vực tư nhân trong lĩnh vực này.

Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cương cho biết, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài vẫn phải tập trung hoàn thiện thể chế, riêng khu vực nông nghiệp 3 năm qua đã có 5 văn bản luật được ban hành cùng một số Nghị định. Hiện các Luật trồng trọt, Luật chăn nuôi đang được Quốc hội xem xét và có thể thông qua được trong Kỳ họp này.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn trước những vấn đề ĐBQH và cử tri quan tâm

Theo Bộ trưởng, trong điều hành SXNN, thuận lợi của ngành chính là cả hệ thống chính trị vào cuộc, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi đi địa phương cũng đều có các chỉ đạo sát sao cũng như các chuyến đi công tác nước ngoài, các đồng chí cũng đều tranh thủ với các nước để có những chương trình tốt nhất cho lĩnh vực nông nghiệp.

Từ đó tạo nên một niềm tin, chỉ trong thời gian ngắn chúng ta đã huy động số doanh nghiệp vào đầu tư nông nghiệp tăng 3 lần; số HTXNN được thành lập cũng đã tăng gấp 3. Nhiều nhà máy chế biến nông sản ra đời với công suất lớn đã góp phần quan trọng vào tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản Việt. Chẳng hạn như nhà máy rau quả ở Tây Ninh hay như nhà máy chế biến thịt lợn ở Hà Nam được đầu tư 1200 tỷ đồng.

“Nông nghiệp từ tăng trưởng âm năm 2016 thì năm 2018 đến thời điểm này tăng trưởng 3,6%. Về sản phẩm đặc trưng vùng miền bây giờ nhiều địa phương đã có những cây, con đặc sản. Chỉ riêng Quảng Ninh có 26 sản phẩm làng xã thì đã có 5 sản phẩm xuất khẩu”, Bộ trưởng nói.  

4 vấn đề trong nuôi tôm hùm

ĐB Trần Đình Gia (Hà Tĩnh), hỏi tư lệnh ngành nông nghiệp về câu chuyện giải cứu nông sản. ĐB Gia lo ngại phát triển cây ăn quả đã có trên 90.000 ha, nhận định cung đã vượt cầu, đã nhìn thấy nguy cơ cuộc giải cứu trong tương lai. ĐB hỏi Bộ trưởng Bộ NN - PTNT có giải pháp gì để đối phó?

ĐB Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) chất vấn Bộ trưởng Bộ NN - PTNT

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định rằng việc giảm bớt giải cứu nông sản đến nay đã có những cách làm kịp thời và rốt ráo. Cả nước có 1 triệu ha rau, 800.000 ha quả; mỗi năm có đến 10 triệu tấn rau, 15 triệu tấn quả. Hà Tĩnh có 9000 ha cây ăn quả. Vấn đề đặt ra là hiện có quá nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ, có lúc có nơi sản xuất dư thừa. Các DN đang muốn vào đầu tư nhưng diện tích phân tán và muốn được chế biến thì cần từng bước một. Bộ đã và tiếp tục chỉ đạo các Viện, cùng các địa phương để làm tốt. Ở Bắc Giang và Sơn La đã làm tốt vấn đề này.

ĐB Phan Anh Khoa (Phú Yên) cho rằng công tác quy hoạch nuôi tôm hùm chưa đồng bộ, thị trường tiêu thụ còn bấp bênh. Cử tri và ĐBQH mong Bộ NN – PTNT có giải pháp mạnh để giúp nhân dân và địa phương?

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, tôm hùm có lợi thế đặc sản tại 3 địa phương là Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Đối với com tôm hùm cần giải quyết 4 vấn đề: Quy hoạch; giống nuôi trôi nổi; ô nhiễm môi trường và tiêu thụ tự phát.

Để khắc phục những tồn tại trên, Bộ trưởng Bộ NN – PTNT cho biết, về quy hoạch, tới đây triển khai luật thủy sản, Bộ sẽ cử Tổng cục Thủy sản vào cùng địa phương thực hiện quy hoạch. Về con giống và quy trình sản xuất thì Bộ đã giao Viện thủy sản 2 phối hợp với một đơn vị ở nước ngoài để nghiên cứu chọn con giống. Nếu giải quyết tốt vấn đề con giống thì không khó lắm.

Tác giả bài viết: Theo Văn Hùng (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 373


Hôm nayHôm nay : 57080

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1509847

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74556818