09:35 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cuối năm kinh tế còn nhiều rủi ro tiềm ẩn

Chủ nhật - 14/07/2013 06:16
Các chuyên gia cho rằng, trong sáu tháng cuối năm vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế. Lạm phát 6 tháng cuối năm có thể tăng cao bất thường nếu giá điện, giá gas, giá nước và các dịch vụ thiết yếu tăng trong các tháng tới cũng như giải pháp kích cầu thực hiện thiếu thận trọng.

Nhiều rủi ro

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia tại hội thảo “Diễn biến giá cả, thị trường ở Việt Nam năm 2013” do Viện Kinh tế - Tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức ngày 11/7, từ nay cho tới cuối năm, những thay đổi đột biến trong nền kinh tế ít có khả năng xảy ra. Dự báo, với việc giữ lạm phát ở mức 2,4%, mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong 10 năm trở lại đây, lạm phát cả năm sẽ giảm đôi chút so với dự báo cách đây 5-6 tháng và sẽ chỉ ở mức 6-7%.

Tuy nhiên, dù đạt được một số mục tiêu quan trọng trong 6 tháng qua, song nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều rủi ro trong các tháng cuối năm. Hàng loạt “điểm nghẽn” của nền kinh tế hiện chưa được giải quyết như: doanh nghiệp chưa thoát khỏi khó khăn, nợ xấu còn cao, hàng tồn kho sản xuất và bất động sản chưa có lối thoát rõ ràng...

 

Giá cả sẽ diễn biến khó lường nếu giá điện, giá gas, giá nước và các dịch vụ thiết yếu tăng trong các tháng tới. Ảnh: Phạm Anh
Giá cả sẽ diễn biến khó lường nếu giá điện, giá gas, giá nước và các dịch vụ thiết yếu tăng trong các tháng tới.

TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Bộ Tài chính) phân tích: nhiều chỉ số cho thấy, tồn kho sản phẩm 6 tháng cuối năm 2013 có khả năng sẽ tăng cao như từng xảy ra năm 2012 và tiếp tục trở thành lực cản lớn với mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Cùng đó, dù kim ngạch xuất, nhập khẩu 6 tháng đầu đều tăng, song tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, do vậy cán cân xuất nhập khẩu đã ở trạng thái thâm hụt. Với xu hướng này, tới cuối năm, mức độ thâm hụt cán cân thương mại nhiều khả năng sẽ có quy mô lớn hơn. Điều này sẽ tác động tới tăng tỷ giá và lạm phát.

PGS-TS Ngô Trí Long cho rằng, từ nay đến cuối năm còn nhiều yếu tố đầu vào như điện, xăng dầu, phân bón có thể tăng giá. Cùng đó, giá thực phẩm có thể tăng do nguồn cung đang có xu hướng giảm trong bối cảnh ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. ”Dự báo chỉ số giá tiêu dùng năm 2013 trong khoảng 6,5%-7%. Với diễn biến hiện tại, tăng trưởng GDP sẽ khoảng 5,1-5,2%. Đây là mức tăng trưởng hợp lý”, ông Long phân tích.

Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, ông Vũ Vinh Phú nhận định, nếu các mặt hàng, dịch vụ quan trọng như điện, gas, xăng dầu, nước sạch tăng trong những tháng tới, chắc chắn giá cả sẽ biến động phức tạp.

Cẩn trọng với kích cầu

Trao đổi với PV, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư, TS Võ Trí Thành cho rằng, dù 6 tháng đầu năm lạm phát tăng rất thấp nhưng rủi ro bất ổn kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm vẫn còn nếu nhìn tổng thế dưới góc độ cân đối vĩ mô, dưới góc độ hệ thống tài chính, ngân hàng.

Theo ông Thành, không nên có sự nới lỏng hoặc đưa ra một chính sách kích cầu có tính ồ ạt như năm 2009. Điều cần làm hiện nay là thực hiện mạnh mẽ những giải pháp liên quan tới Nghị quyết 02. Cùng đó tập trung vào các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lãi suất, xử lý nợ xấu để doanh nghiệp tiếp cận được vốn tốt hơn.

Việc thực hiện tốt các chính sách liên quan đến miễn, giãn giảm thuế, tăng thêm đầu tư vào kết cấu hạ tầng qua phát hành trái phiếu và việc thực hiện mạnh mẽ hơn gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ người thu nhập thấp có thể mua được nhà sẽ là những cú hích tốt đối với nền kinh tế trong những tháng cuối năm.

“Một số giải pháp nữa có thể áp dụng để đẩy mạnh tăng trưởng là phát hành trái phiếu, nhưng phải nằm trong tính toán với vĩ mô và đầu tư công, nợ công. Ngoài ra, cần có những biện pháp nhằm đẩy nhanh giải ngân vốn ODA. Lượng tiền ODA chưa giải ngân được hiện còn rất rất lớn”, ông Thành nói.

Đồng quan điểm, ông Ngô Trí Long cho rằng, cần cẩn trọng với việc thực hiện các biện pháp kích cầu trong những tháng cuối năm trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn. Nền kinh tế nước ta tăng trưởng vẫn dựa nhiều vào vốn và lao động, do đó, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng vẫn cần tổng đầu tư không thể dưới 30% GDP.

“Để đạt được tăng trưởng cao, Ấn Độ và Trung Quốc phải đầu tư hơn 40% GDP. Do đó, để đạt mức tăng trưởng GDP 5,5%, cần có những gói hỗ trợ lớn, kích cầu mạnh. Tuy nhiên, việc này sẽ kéo theo những vấn đề khác do kinh tế Việt Nam có những đặc thù riêng, không giống các nước khác trên thế giới”, ông phân tích.

Các chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam cần nghiêm túc xem xét lại mô hình kinh tế trong thời gian qua và sớm định hướng một mô hình mới cùng những giải pháp phù hợp. Nếu không có các cuộc cải cách sẽ không có mục tiêu thực sự và Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển trong tương lai.

 

P.V (theo TPO)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 150

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 148


Hôm nayHôm nay : 37558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 901582

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72584291