05:47 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giống lâm nghiệp: Công nhận nhiều, sản xuất ít

Thứ hai - 12/08/2013 06:16
Trong công tác giống cây lâm nghiệp, chúng ta đang đứng ở đâu? Câu hỏi đầy trăn trở ấy của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn tại hội nghị công tác giống cây trồng lâm nghiệp vừa tổ chức tại Quảng Trị, khiến không ít người có mặt tự hỏi lại mình thời gian qua chúng ta đã làm được gì?

Giống quyết định đến 60% năng suất rừng

Phương thức ứng xử thông minh của nhân loại đang áp dụng là không khai thác rừng tự nhiên phục vụ cuộc sống, mà chuyển sang phát triển trồng rừng, thân thiện với rừng. Để có rừng trồng tốt, theo Viện Khoa học Lâm nghiệp VN, giống đóng vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định đến năng suất và chất lượng của sản phẩm rừng. Đối với các cây mọc nhanh ở các nước nhiệt đới như VN, thì vai trò của giống chiếm tỷ trọng đến 60% trong việc tăng năng suất của rừng.

Theo Viện KHLNVN, với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan đầu ngành về lĩnh vực nghiên cứu lai tạo giống lâm nghiệp, nên thời gian qua đã nhận được nhiều đề tài và dự án nghiên cứu phát triển giống cây lâm nghiệp. Trong giai đoạn 2000 - 2015, Viện thực hiện gần 50 đề tài chọn tạo và nhân giống với tổng vốn đầu tư đến gần 130 tỷ đồng. Ngoài các đề tài nghiên cứu này, Viện còn là chủ đầu tư của 11 dự án giống trong giai đoạn 2006 - 2013 với tổng kinh phí đầu tư đến 196 tỷ đồng.

Cái gì cũng thế, được đầu tư vốn lớn thì ai cũng mong có kết quả mỹ mãn. Kết quả công bố tại hội nghị cho biết, đến nay riêng Viện đã được Bộ công nhận 146 giống TBKT và giống quốc gia cho các loài keo, bạch đàn, tràm, thông, mắc ca... Các giống được công nhận đều có năng suất cao, bình quân từ 20 - 40 m3/ha/năm.

Ngoài ra, Viện đã hoạch định được chiến lược cải thiện giống dài hạn cho nhóm các loại cây trồng rừng chủ lực và xây dựng được các rừng giống, vườn giống, vườn tập hợp giống công tác... Đã ứng dụng thành công một số công ngh mới di truyền phân tử để nâng cao hiệu quả và rút ngắn chu kỳ chọn tạo giống...

Điều quan trong là Viện đã lập được một mạng lưới những người làm công tác giống và đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ có kiến thức, kỹ năng và trình độ ngoại ngữ đủ để hoà nhập với các nước trong khu vực, tạo lập được vị thế, uy tín của mình...


Ảnh minh họa

Nhiều giống chỉ tồn tại trên giấy tờ

Nhiều ý kiến của các nhà khoa học, lãnh đạo Sở NN-PTNT các địa phương trên cả nước có mặt tại hội nghị đều mong muốn các giống cây lâm nghiệp được nghiên cứu, chọn lựa phát triển phải đáp ứng được nhu cầu phục vụ cuộc sống ngày càng tốt hơn và phải hội nhập được với bên ngoài về các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn giống cây trồng khi gỗ rừng trồng được chế biến thành sản phẩm XK. Nếu làm tốt công tác giống phục vụ trồng rừng đến khi thành phẩm XK thì ngành lâm nghiệp mỗi năm mang về cho đất nước một khối lượng ngoại tệ rất lớn.

Nhiều ý kiến cho rằng để góp phần thực hiện chiến lược lâm nghiệp cần xem xét lại một số vấn đề. Cụ thể, thời gian qua giống cây lâm nghiệp được công nhận là giống quốc gia và giống TBKT tương đối nhiều. Tuy nhiên, các giống được công nhận chủ yếu là nhập nội, cây mọc nhanh, thuộc hai chi bạch đàn và keo.

Các loài cây khác rất ít, chỉ có một số giống được công nhận như tràm, phi lao và dẻ. Ngoài ra, giống được công nhận thì nhiều nhưng giống được sử dụng vào SX lại rất ít. Các loại cây gỗ lớn bản địa mọc nhanh, có khả năng trồng rừng, hầu như chưa có giống nào được công nhận.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, TBKT về giống lâm nghiệp trong những năm gần đây đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác SX và cung ứng giống nên đã đưa năng suất rừng trồng tăng từ 7 - 10 m3/ha/năm lên 15 - 20 m3/ha/năm cho các công trình, dự án rừng trồng trọng điểm.

Song, Tổng cục Lâm nghiệp cũng thừa nhận: “Đến nay, có đến 166 giống cây lâm nghiệp được Bộ công nhận nhưng số lượng giống được áp dụng vào SX còn rất thấp, chiếm tỷ lệ khoảng 20%, sự phân bổ các giống mới không đồng đều ở các vùng, thiếu các giống cho vùng cao; đặc biệt là vùng Tây Bắc, nhiều giống chỉ tồn tại trên giấy tờ.

Hệ thống nguồn giống còn thiếu nhiều về chủng loại, mới tập trung nhiều cho các loại cây mọc nhanh, mà chưa chú ý cải thiện giống cho cây lá rộng bản địa, gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ; đặc biệt là các loại cây tại địa bàn vùng cao”.

Công tác thông tin tuyên truyền phục vụ chuyển giao TBKT đến người sử dụng giống còn yếu ở tất cả các khâu, chưa có sự gắn kết giữa nghiên cứu - khuyến lâm - người SX. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng số giống được công nhận thì nhiều, nhưng giống được dùng trong SX thì ít...

Ở các địa phương không có đầu mối chuyên trách quản lý về giống, lực lượng cán bộ, cơ sở vật chất chưa đồng bộ, điều này ảnh hưởng đến nhiều giống cần nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Chúng ta đang đứng ở đâu?

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho biết hàng năm nước ta trồng mới trên 220.000 ha rừng. VN đang đi đúng hướng, đẩy nhanh tốc độ trồng rừng để đến năm 2020 đạt độ che phủ rừng toàn quốc trên 40%. Những năm qua ngành lâm nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng từ 5,5 - 6%. Bộ NN-PTNT mong muốn ngành duy trì được tốc độ này đến năm 2015.

Thời gian qua, các cơ quan nghiên cứu đã đưa ra cho xã hội nhiều loại giống cây được đánh giá cao, góp phần nâng cao sản lượng rừng trồng. Chủ trương xã hội hoá, công tác giống tiến bộ, nhiều DN, người dân tham gia làm giống... Tất cả làm cho tốc độ che phủ rừng tăng cao, tạo tăng trưởng lớn, bền vững cho ngành lâm nghiệp.

Đánh giá xuyên suốt hành trình nghiên cứu giống, Thứ trưởng Hà Công Tuấn thẳng thắn thừa nhận, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành lâm nghiệp còn nhiều việc phải làm. Muốn phát triển chúng ta phải tái cơ cấu, nâng cao giá trị lâm nghiệp. Trong đó, thực chất và quan tâm hàng đầu là vấn đề giống cây lâm nghiệp. Nghiên cứu giống lâm nghiệp là hành trình khó khăn, song đây cũng là lĩnh vực chúng ta yếu nhất.

Chất lượng thực tế trong những giống xác nhận như thế nào thì chúng ta vẫn chưa nắm rõ hết. Nên nhìn nhận khách quan rằng, chúng ta đang đứng ở đâu về giống lâm nghiệp?

Cũng theo Thứ trưởng, dù giống lâm nghiệp của chúng ta là giống có chất lượng, nhưng năng suất rừng trồng chúng ta thấp nhất thế giới. Vấn đề ở đây còn liên quan đến quy trình trồng rừng và những cái khác. Trong lúc rừng các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia... với chu kỳ 20 năm nhưng đạt đến năng suất 400 m3/ha thì rừng chúng ta chu kỳ 6 năm với năng suất chỉ 70 m3/ha.

Ngoài ra, chúng ta chưa gắn kết được chu trình phù hợp giữa công việc nghiên cứu - chuyển giao - giống thương phẩm - người trồng rừng - DN, đầu tư cho giống lâm nghiệp thấp, có đầu tư thì chưa đúng mục tiêu...

 

Để công tác giống cây lâm nghiệp đạt được những yêu cầu của xã hội, Thứ trưởng Hà Công Tuấn chỉ đạo trước hết phải rà soát lại các giống cây, giống SX như keo, bạch đàn. Tổng cục Lâm nghiệp rà soát lại quy chế, tiêu chuẩn công nhận giống. Có phương án khảo nghiệm giống. Tiếp tục và sớm hoàn chỉnh hệ thống dữ liệu giống càng nhanh, càng sớm càng tốt. Có danh sách công khai cơ sở SX giống để phục vụ nhu cầu giống cho xã hội.

Công tác thông tin tuyên truyền phục vụ chuyển giao TBKT đến người sử dụng giống hết sức được chú ý. Quy hoạch giống lâm nghiệp quốc gia theo hướng đảm bảo chất lượng, tính đến mô hình SX quy mô lớn, có chính sách hỗ trợ cho người trồng rừng một cách thiết thực nhất... 

Lâm Quang Huy
Theo nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 182

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 180


Hôm nayHôm nay : 30213

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 894237

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72576946