11:47 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hải Dương: Một số lưu ý khi thâm canh ổi

Thứ tư - 27/09/2017 20:14
Ổi là cây trồng ăn quả ngắn hạn được phát triển rộng khắp trên nhiều vùng sinh thái cả nước vì kĩ thuật không mấy khắt khe nhưng lại cho hiệu quả kinh tế khá.
Tập huấn hiện trường về kĩ thuật trồng ổi VietGAP tại Hải Dương

Tập huấn hiện trường về kĩ thuật trồng ổi VietGAP tại Hải Dương

Tỉnh Hải Dương diện tích trồng ổi hiện tại đã lên đến trên 3000 ha. Tuy nhiên tại nhiều địa phương chuyên canh cây trồng này đã và đang gặp một số khó khăn về chăm sóc và quản lý sâu bệnh, nhất là bệnh chết khô cây và dòi đục quả dẫn đến thất thu.

Với nhiều năm chỉ đạo kĩ thuật cho nông dân tại Hải Dương, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm cần lưu ý khi phát triển cây trồng này như sau:

- Chọn giống và nguyên tắc trồng:

Vùng Đồng bằng sông Hồng nên lựa chọn các giống ổi như: ổi Đài Loan, ổi trắng số 5 (ổi bo) hoặc ổi Đông Dư... Trong đó giống ổi trắng số 5 và ổi Đài Loan có khả năng thích nghi trên nhiều loại đất, vùng sinh thái khác nhau. Riêng giống ổi Đông Dư là giống mang tính địa phương nên không thể phát triển rộng rãi nhất là trên chân đất phèn.

Trong một quần thể không nên trồng 1 loại (giống) đồng nhất, cần đa dạng nhiều giống ổi khác nhau để bổ khuyết cho nhau như khả năng thụ phấn chéo làm tăng chất lượng quả.

Vùng đồng bằng đất trồng thường có tầng canh tác mỏng hơn vùng cao vì vậy, để hạn chế bộ rễ cây ổi bị úng nước và chết, cây sinh trưởng phát triển thuận lợi người trồng cần phải đôn cao tầng canh tác bằng cách lên luống cao hoặc đắp ụ để trồng. Thực tế cho thấy trên chân đất tơi xốp, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm là phù hợp nhất cho thâm canh ổi, đặc biệt là đất phù sa (ổi sinh trưởng, phát triển thuận lợi và cho năng suất, phẩm chất rất cao).

Không giống các cây ăn quả khác, ổi lại có bộ rễ chùm chứ không phải rễ cọc, người trồng cần lưu ý nên chọn phương pháp làm cỏ thủ công (nhổ bỏ hoặc rải lưới đen lên mặt đất vườn), không nên sử dụng thuốc trừ cỏ sẽ làm ảnh hưởng xấu đến rễ ổi và đất, nước trong vườn.

- Thời vụ và mật độ: Trồng ổi không cần khắt khe về thời vụ (có thể trồng được quanh năm). Từ lúc trồng khoảng 4 tháng sau thì cây ra hoa. Mật độ trồng ổi thích hợp là khoảng cách cây cách cây 3- 4m (800 cây/ha).

- Bón phân và đốn tỉa: Ổi là cây tạo sinh khối lớn, yêu cầu dinh dưỡng cao nên phải bón phân đầy đủ để tăng năng suất và chất lượng quả sau này. Nếu thiếu dinh dưỡng kéo dài cây nhanh bị chết do phải tiêu hao nhiều. Thực tế cho thấy sử dụng phân tổng hợp có tỷ lệ N:P:K là 1:1:1 sẽ giúp ổi sinh trưởng phát triển thuận lợi và cho năng suất, phẩm chất cao như phân 13-13-13+TE hoặc 15-15-15+TE... Song vườn ổi muốn canh tác được bền vững người trồng cần phải bón phân sao cho cân đối giữa vô cơ và hữu cơ, giữa các yếu tố đa, trung và vi lượng. Không nên lạm dụng quá nhiều phân hóa học sẽ dễ làm cây bị chết khô do nấm và tuyến trùng phát sinh gây hại mạnh. Nhất thiết vườn ổi phải được bổ sung định kì nguồn phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh thay thế nhằm cân đối hệ vi sinh vật trong đất trồng, cây ổi sẽ sinh trường phát triển thuận lợi và lâu dài hơn.

Phương pháp đốn tỉa là phương pháp quan trọng đối với cây ổi vì nó quyết định đến năng suất quả. Nhà vườn cần căn cứ vào giá cả thị trường để bấm ngọn cho ổi ra quả. Thường thì từ lúc bấm ngọn khoảng 25 ngày sau cây sẽ ra hoa cái. Từ lúc đốn cành đến khi thu quả khoảng 6 tháng, vì vậy cần tính toán để quyết định thời điểm đốn cành sao cho phù hợp.

Việc định quả cũng rất cần thiết để tăng giá trị kinh tế cho vườn ổi. Mỗi chùm hoa sau khi đậu quả chỉ nên để lại 1 quả/chùm. Để bảo vệ quả không bị ruồi đục quả tấn công và vỏ quả không bị rám (cháy) khi gặp thời tiết nắng nóng thì việc bọc quả bằng túi ni lông trắng và túi xốp lưới bên trong khi quả có đường kính 2-3cm có tác dụng cao nhất.

- Tưới tiêu: Ổi là cây thâm canh nên phải luôn luôn đảm bảo độ ẩm, nếu hạn phải tưới nước. Song ổi lại không chịu được úng nên khi gặp mưa lớn phải tháo hết nước vườn, nhất là vùng đồng bằng.

* Chú ý: Để giảm thiểu tỷ lệ chết khô cây, ngoài biện pháp giữ ẩm và tiêu úng kịp thời, người trồng cần phải lưu ý trong việc bón phân cho ổi. Tuyệt đối không lạm dụng quá nhiều phân bón vô cơ và thuốc BVTV nhằm giúp đất vườn không bị chua, vi sinh vật gây hại sẽ không phát sinh gây hại rễ ổi. Mặt khác, việc khai thác quả/cây theo vụ/năm cần phải bố trí một cách hợp lý (vừa khai thác vừa phải nuôi cây). Tuyệt đối không nên “ép” ổi ra hoa, quả quá nhiều vụ, cây ổi sẽ kiệt quệ dinh dưỡng và chết héo sau này. Vùng chuyên canh ổi cần giữ cho đất, nước khu trồng được an toàn, không bị ô nhiễm...

Nguồn: http://www.khuyennongvn.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 173


Hôm nayHôm nay : 62734

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 435561

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73482532