14:15 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng tới nuôi trồng thủy sản an toàn

Thứ tư - 25/11/2015 10:07
hời gian gần đây, việc nuôi cá tra và tôm nước lợ luôn gặp khó khăn vì vấn đề dịch bệnh. Nhiều thuốc thú y đã được dùng nhưng vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc rất nhanh. Làm gì để sản xuất an toàn?

Dịch bệnh dễ xảy ra

Theo Tổng cục Thủy sản, có 4 nguyên nhân chính gây dịch bệnh trên thủy sản: quản lý môi trường kém; liên kết sản xuất yếu; quản lý chất lượng giống, thuốc thú y, chất xử lý môi trường chưa tốt; quản lý vùng nuôi tập trung chưa hiệu quả. Từ đó dịch bệnh thường dễ xảy ra và khi đã xảy ra thì tràn lan, khó kiểm soát.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh quy trình nuôi chưa hợp lý, trình độ người dân nuôi trồng thủy sản còn hạn chế, nhất là khi “thị trường có quá nhiều hóa chất, thuốc bổ dưỡng, chế phẩm sinh học, chất xử lý và cải tạo môi trường. Sự quá tải của các thương hiệu, chất lượng không được kiểm soát làm cho người nuôi tôm rối trí, lạm dụng hóa chất, làm hại môi trường và làm cho giá thành sản phẩm nuôi quá cao”.

Nghiên cứu của TS Trần Hữu Lộc và cộng sự ở Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, từ năm 2012 đến nay, cho biết, có một số thuốc kháng sinh mà người nuôi hay sử dụng để chống bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nước lợ, thực tế đã bị vi khuẩn “hoàn toàn kháng”. Đây là bằng chứng cho thấy, một số loài vi khuẩn gây bệnh có khả năng kháng với kháng sinh rất nhanh, dẫn tới làm mất tác dụng chữa trị. Theo TS Lộc, kháng sinh nên được coi là hàng rào phòng thủ cuối cùng chứ không nên được coi là một biện pháp phòng bệnh.

nuôi trồng thủy sản an toàn

Nuôi cá tra ở ĐBSCL - Ảnh: Lê Hoàng Vũ

 

Cá tra phải thay đổi

Công ty TNHH Thủy sản Phát triển ở tỉnh Đồng Tháp từ thực tế cho biết, khả năng kháng bệnh của cá tra hiện nay rất kém, từ cá bột đến cá nuôi thương phẩm. Tỷ lệ sống của cá bột chỉ 20 - 25% khi ương thành cá phân, và từ cá phân nuôi lên thành cá giống chỉ sống được 50 - 60%. Những năm 1990, cá nuôi khi lớn lên có trọng lượng mỗi con 0,1 kg là rất ít hao hụt do dịch bệnh, còn bây giờ dịch bệnh trên cá thường xuyên và vẫn hao hụt rất nhiều. “Dịch bệnh làm hao hụt suốt quá trình nuôi, kể cả đến khi đạt kích cỡ thu hoạch”, lãnh đạo Công ty nói.

ThS Vương Học Vinh (Đại học An Giang) cung cấp một thực tiễn sinh động về phương pháp sản xuất giống sạch bệnh, khỏe mạnh. Thả cá bột mật độ thưa, không cho ăn 7 ngày đầu, chỉ cho ăn vừa đủ những ngày tiếp theo, hạn chế bơm nước thay cho ao ương. Khi đó, cá giống đạt 1.000 con/kg phải mất 42 ngày, thay vì 35 ngày như trước. Quá trình ương không sử dụng thuốc kháng sinh. Thế là có được cá giống sạch bệnh cung cấp cho thị trường.

“Nếu chúng ta coi nâng cao chuỗi giá trị gia tăng ở đây là cung cấp cá giống sạch bệnh cho nghề nuôi cá thì các cơ sở ương phải chấp nhận một số thay đổi trong tư duy”, Ths Vinh nói. Những thay đổi cụ thể là không thả ương mật độ cao, không cho cá ăn nhiều để thúc chóng lớn mà để chúng lớn tự nhiên, tăng sức đề kháng. Trong quá trình nuôi cũng cần hạn chế lượng thức ăn thúc cá lớn nhanh, cần cho ăn vừa phải để giữ an toàn môi trường. ThS Vinh phân tích, khi rải thức ăn cho cá, chỉ 75% được cá ăn, còn 10% hòa tan vào môi trường, 15% thừa. Cho cá ăn quá no còn buộc cá sử dụng hết chức năng của gan, mật để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến suy giảm chức năng các cơ quan này, khiến cá dễ bị nhiễm bệnh. Phía khác, thức ăn thừa làm ô nhiễm môi trường, phát sinh mầm bệnh.

 

Tạo quy trình nuôi tôm

Để nâng cao hiệu quả nuôi tôm, theo Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, “tuyên truyền thực hiện không sử dụng các loại hóa chất kháng sinh bị cấm trong nuôi trồng thủy sản”. Lãnh đạo Viện nhấn mạnh, việc nuôi tôm theo quy trình kỹ thuật tiên tiến. Chẳng hạn, với các khu nuôi tôm thẻ chân trắng, “phải có 15 - 20% diện tích tự nhiên làm ao lắng, có 5 - 10% diện tích đất tự nhiên làm khu vực xử lý bùn đáy ao, 5 - 10% diện tích đất tự nhiên làm ao xử lý thải; tiêu chuẩn chất lượng nước đầu vào và chất lượng nước thải phải theo quy định của ngành”.

Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Phạm Văn Tình nêu quan điểm hạn chế dùng hóa chất (chỉ dùng các loại cần thiết), không dùng thuốc kháng sinh. Do đó, người nuôi phải theo đúng quy trình kỹ thuật, áp dụng công nghệ vi sinh đúng phương pháp, quản lý môi trường tốt. Ông đề xuất: “Bắt buộc sử dụng chế phẩm sinh học được xem là lựa chọn thay thế tốt nhất để các tác nhân kháng khuẩn và chúng hoạt động như các chất tăng cường miễn dịch tự nhiên, kích thích sự kháng bệnh trong tôm nuôi”.

Tổng cục Thủy sản cũng thống nhất quan điểm hạn chế dùng thuốc thú y trong nuôi tôm nước lợ; cần thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, trong đó có “phát triển mạnh xây dựng VietGAP trong nuôi tôm”. Thời gian tới, cần có giải pháp đào tạo nguồn nhân lực nuôi tôm phù hợp nhu cầu phát triển tại địa phương.

>> Một nghiên cứu do Cục Thú y cùng Hiệp hội Cá tra Việt Nam công bố giữa năm nay cho thấy, từ năm 2012 đến 2014, số huyện có dịch bệnh tăng 17 - 23, số xã có dịch bệnh tăng 75 - 90, diện tích nuôi có dịch bệnh 402 - 1.614 ha. 5 tháng đầu năm 2015, ở 4 tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, đã có 23 huyện, 73 xã bị dịch bệnh với diện tích bị bệnh chiếm 41,4% tổng diện tích nuôi.

 
Nguồn: thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 373

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 368


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1530583

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74577554