03:18 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm gì để người trồng lúa có lãi 30%

Thứ ba - 18/03/2014 21:25
ĐBSCL đã thu hoạch rộ lúa đông xuân 2013 – 2014, nhưng giá lúa hiện rất thấp, người nông dân cầm chắc thua lỗ chứ không dám nghĩ đến lãi 30% sau mỗi vụ thu hoạch.

Giá thành là yếu tố quyết định:

Vụ đông xuân năm nay, ngoài 3 héc-ta lúa của gia đình, ông Huỳnh Văn Nam, nông dân xã Vĩnh Gia (Tri Tôn) còn thuê thêm 2 héc-ta đất của người hàng xóm để sản xuất lúa IR 50404. Năm nay thời tiết thuận lợi, mỗi héc-ta đất của ông cho năng suất bình quân 8,5 tấn/héc-ta. Ngày 12-3 vừa qua, ông Nam đã thu hoạch đồng loạt và thương lái đến mua lúa tươi tại ruộng, giá chỉ còn 4.000 đồng/kg. Như vậy, nếu so với giá thành mà Bộ Tài chính vừa mới công bố là 4.166 đồng/kg (tại An Giang) thì ông Nam lỗ mỗi kg lúa 166 đồng. “Giá thành mà Bộ Tài chính công bố là trường hợp đất nhà, còn đất thuê thì phải tính thêm chi phí 20 triệu đồng/năm/héc-ta, vậy số tiền mà ông Nam lỗ vụ này là rất lớn”- ông Nguyễn Văn Trãi, nông dân xã Vĩnh Bình (Châu Thành) nói.

Giá thành được tính bằng tổng chi phí chia cho năng suất nên giá thành sản xuất ra 1 kg lúa cũng khác nhau. Năm nay, Bộ Tài chính công bố giá thành sản xuất ra 1 kg lúa tươi tại Sóc Trăng là 3.238 đồng/kg (thấp nhất ĐBSCL), trong khi Bến Tre là 4.276 đồng (cao nhất ĐBSCL); Hậu Giang 4.188 đồng, kế đó là An Giang 4.166 đồng. Như vậy, giá thành sẽ là yếu tố quyết định cho hiệu quả của mỗi vụ sản xuất và là yếu tố then chốt của vấn đề làm gì để người trồng lúa lãi từ 30% trở lên so với giá thành.

“Muốn có giá thành sản xuất lúa thấp, ngoài việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng thì vấn đề hạn điền cũng là một trong những yếu tố có tác động trực tiếp đến giá thành. Người nông dân sản xuất trên một diện tích đất rộng lớn thì lúc nào giá thành cũng phải thấp hơn so với người sản xuất lúa trên diện tích đất nhỏ. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cơ chế chính sách có chấp nhận cho những người có điều kiện tích tụ ruộng đất để chi phí sản xuất hạ xuống thấp hay không”- ông Huỳnh Hiệp Thành, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang, nói.

Đâu là giải pháp?

Ngoài yếu tố kinh nghiệm, để giá thành giảm xuống thấp thì diện tích canh tác trên mỗi vụ phải nhiều hơn, trong khi thực tế ở BĐSCL, bình quân mỗi nhà chỉ có từ 2 – 3 công ruộng nên tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng cần phải tính đến một cách “nhanh chóng” hơn nữa.

Trước tình hình giá lúa rớt xuống thấp làm cho đời sống người trồng lúa gặp khó khăn, ngày 15-3 vừa qua, Chính phủ đã công bố chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa quy gạo. Đây là một động thái tích cực, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Chính phủ trước đời sống của người nông dân trên địa bàn cả nước. Song, về lâu dài, để người trồng lúa có lãi từ 30% trở lên thì Nhà nước cần nghĩ tới việc tạo ra cơ chế, chính sách để tác động trực tiếp vào các khâu trong quá trình sản xuất nhằm giảm giá thành như chính sách tín dụng, chính sách hạn điền, chính sách xuất nhập khẩu và đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

Mới đây, tại hội nghị bàn về sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Vũ Văn ninh chủ trì, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, 110.000 héc-ta lúa hè thu ở ĐBSCL sẽ được chuyển sang trồng các cây khác. Bộ đang gấp rút chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực triển khai các đề tài nghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác để chuyển đổi đất lúa.

Như vậy, ngoài việc tạo ra những cơ chế, chính sách mang tính vĩ mô, trước mắt, để người trồng lúa lãi từ 30% trở lên, Nhà nước cần đẩy mạnh việc vận động nông dân đi vào con đường làm ăn hợp tác thông qua mô hình “Cánh đồng lớn”. Thực tế đã chứng minh, sản xuất theo phương thức “Cánh đồng lớn” thì hiệu quả luôn cao hơn sản xuất tự phát. Đồng thời, đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam và khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất các sản phẩm mang tính giá trị gia tăng từ gạo. Mạnh dạn vận động những người có diện tích đất sản xuất nhỏ, không có tay nghề chuyển sang làm những ngành nghề khác để tích tụ ruộng đất. Giảm diện tích đất trồng lúa, đẩy mạnh chuyển dịch đất lúa sang trồng rau màu xuất khẩu… Có vậy thì người trồng lúa mới có lãi từ 30% trở lên.

BOX: “Muốn có giá thành sản xuất lúa thấp, ngoài việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng thì vấn đề hạn điền cũng là một trong những yếu tố có tác động trực tiếp đến giá thành. Người nông dân sản xuất trên một diện tích đất rộng lớn thì lúc nào giá thành cũng phải thấp hơn so với người sản xuất lúa trên diện tích đất nhỏ. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cơ chế chính sách có chấp nhận cho những người có điều kiện tích tụ ruộng đất để chi phí sản xuất hạ xuống thấp hay không”- ông Huỳnh Hiệp Thành, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang, nói.

“Cần cơ cấu lại các vùng sản xuất trên phạm vi cả nước, trên cơ sở tính toán lại sản lượng gạo xuất khẩu cộng với mức tiêu dùng hàng năm ở nội địa (đảm bảo được an ninh quốc gia) để nghiên cứu phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, chứ không nhất thiết nơi nào cũng phải trồng lúa như hiện nay. Muốn nông dân có lãi từ 30% thì Nhà nước cần nghĩ đến chuyện tạo ra cơ chế, chính sách để tác động trực tiếp đến các khâu, các yếu tố làm giảm giá thành. Chính sách tạm trữ lúa gạo hiện nay là tốt nhưng thử hỏi người nông dân hưởng lợi từ chính sách này có đáng kể hay không?” Ông Lý Sở Tăng, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh An Giang

 

Theo AGO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 149

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 147


Hôm nayHôm nay : 45725

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1303206

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74350177