15:30 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết sản xuất giúp giảm chi phí nuôi lợn

Thứ sáu - 10/06/2016 06:29
Gia đình bà Nguyễn Thị Ngoan ở xóm Giữa, xã Đức Lý (Lý Nhân, Hà Nam) từ nhiều năm trở lại đây đã trở thành địa điểm sinh hoạt chung của hàng trăm thành viên tham gia Hội Liên kết chăn nuôi theo chuỗi.

Nhà bà Ngoan vừa làm đại lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi (TACN) và nuôi 30 lợn lái, 100 lợn thịt, với lợi nhuận mỗi năm 200 triệu đồng. “Hàng ngày, các hộ chăn nuôi trong thôn, trong xã thường phải đi mua TACN, thuốc thú y nên tiện thể tới luôn nhà tôi để trao đổi thông tin và kinh nghiệm làm ăn. Sau hơn 10 năm chăn nuôi, vợ chồng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm để trao đổi với bà con” - bà Ngoan cho biết.

 lien ket san xuat giup giam chi phi nuoi lon hinh anh 1Các thành viên trong Hội Liên kết chăn nuôi theo chuỗi đến gia đình bà Ngoan (áo hoa đen, giữa) mua TACN và trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi.   T.X

 

Thạc sĩ Hoàng Xuân Trường – tư vấn nông nghiệp của Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam cho biết, nhờ hình thức liên kết giữa các hộ sản xuất đã giúp người dân mua được TACN, thuốc thú y có chất lượng với giá thành rẻ nhất, bớt được các khâu trung gian. Ngoài ra, các thành viên trong hợp tác xã cũng giúp nhau về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và các thông tin về thị trường… góp phần nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nam, hiện trên địa bàn tỉnh trung bình luôn có 410.000 đầu lợn/ lứa và 5-6 triệu con gia cầm, thủy cầm. Trên địa bàn tỉnh cũng có khoảng 30 trang trại lớn nuôi gia công cho các đơn vị như CP, Japfa chiếm khoảng 30% sản lượng, còn lại có 19.000 hộ dân chăn nuôi với sản lượng chiếm 70%. Xác định được vai trò quan trọng của chăn nuôi nông hộ nên Sở NNPTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ liên kết 4 nhà về cung ứng vốn tín dụng và thức ăn cho các hộ chăn nuôi. Theo đó, Ngân hàng Agribank tỉnh cho người dân vay vốn, thông qua phối hợp 3 doanh nghiệp cung ứng TACN để đưa cám tới tận hộ dân, giảm bớt khâu trung gian... Tính đến tháng 11.2014, sau 2 năm triển khai, toàn tỉnh đã có 61 xã tham gia thực hiện mô hình cung ứng TACN, tăng thêm 47 xã so với năm 2013. Các doanh nghiệp đã cung ứng được tổng cộng 11.000 tấn TACN các loại cho 982 hộ chăn nuôi, liên kết thành 90 nhóm để nhận TACN. Agribank tỉnh Hà Nam cũng đã cho vay theo mô hình liên kết này 9.189 hộ với số tiền hơn 1.200 tỷ đồng.

“Việc triển khai thực hiện mô hình này đã giúp tháo gỡ hai vấn đề khoa khăn nhất cho người chăn nuôi nhỏ lẻ đó là thiếu vốn sản xuất và chi phí TACN tăng cao. Đặc biệt, khi tham gia mô hình, giá mua TACN đã giảm trung bình 12.000 – 15.000 đồng/bao TACN 25kg và bình quân chi phí TACN cho mỗi con lợn đã giảm được từ 120.000 – 150.000 đồng so với mua qua các đại lý” - ông Hùng nói.

Theo Phi Long/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 249

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 248


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1014088

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72696797