01:37 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Một số bí quyết trồng cây có múi

Thứ ba - 29/09/2015 20:58
Tại Diễn đàn Khuyến nông & nông nghiệp chuyên đề: Biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nông dân đất chín rồng đã chia sẻ những bí quyết trồng cây có múi đơn giản mà hiệu quả.
 

Trong chăm sóc cây có múi cần đặc biệt chú ý đến bệnh vàng lá gân xanh.

Ông Nguyễn Hoài Sơn ở xã Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh, Vĩnh Long) có 7.000m2 đất trồng 280 cây bưởi Năm Roi, đã được chứng nhận GlobalGAP. Sau khi đạt được chứng nhận này (2014), thu nhập từ vườn bưởi của gia đình ông khá ổn định, được Công ty Hương bưởi Mỹ Hòa thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn thị trường. Với năng suất 5 tấn/công/năm, giá bán 19.000 đồng/kg, ông thu lãi gần 500 triệu đồng/năm từ vườn bưởi.

Nhưng để đạt được điều đó, ông Sơn đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật. Sau khi thu hoạch, ông tỉa ngắn chỉ còn khoảng 10 - 15cm những cành cho trái ở vụ trước; loại bỏ cành bị sâu bệnh hại, nhỏ yếu, cành nằm phía bên trong tán cây không có khả năng cho bông, cho trái.

Sau khi bưởi đậu trái khoảng 1 tháng, tiến hành tỉa bỏ những trái ở trên cao gần ngọn, các trái không đẹp. Ở mỗi chùm chỉ giữ lại một trái lớn có hình thức đẹp. Như vậy, vườn bưởi sẽ tốt bền, cây không bị già cỗi và trái loại 1 nhiều.

Nhằm “trẻ hóa” cây già cỗi, ông Sơn áp dụng biện pháp cắt bỏ cành, tức là cắt bỏ 1/4 đến 1/3 cành cấp 1 đã bị bệnh hoặc kém hiệu quả không có khả năng cho trái, những cành giao tán. Những cành lớn vết cắt rộng phải cắt đúng kỹ thuật và quét vôi chỗ cắt để da cây bưởi mau liền sẹo, không bị nấm hại xâm nhập.

Trong mùa nắng, ông tưới nước cho cây 2-3 ngày/lần; sử dụng phân đơn urê, DAP, KCL, lân, phân TE để bón vào thời điểm sau thu hoạch (bón đạm và lân), khi cây chuẩn bị ra bông và giai đoạn nuôi trái. Phương pháp bón: Rải phân quanh gốc theo tán cây, trước khi bón phân tưới nước cho đất đủ ẩm.

Đối với sâu bệnh hại, tùy mùa, tùy giai đoạn sinh trưởng của cây mà ông quan tâm phòng trừ các đối tượng gây hại cho vườn. Ví dụ, mùa nắng, các đợt đọt non thì quan tâm đến rầy mềm, bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ, rầy chổng cánh,… Mùa mưa, chú ý bệnh loét, ghẻ.

Cũng trồng bưởi Năm Roi, ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khuyến nông Phú Lợi A, xã Phú Hữu (Châu Thành - Hậu Giang) áp dụng hiệu quả biện pháp vệ sinh vườn, cắt - tỉa bỏ cành già, cành sâu bệnh, cành vàng ốm yếu và phát cỏ xới nhẹ quanh gốc. Ngoài ra, ông còn tiến hành đo pH đất rồi bón vôi bột  nâng độ pH thích hợp nhằm phát huy hiệu quả của phân bón, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật đất phát triển, dễ dàng nhân mật số khống chế các loại nấm có hại cây trồng.

Khi bưởi chuẩn bị ra hoa, ông bón phân hữu cơ vi sinh sau 10 -15 ngày bón phân NPK. Khi cây ra đọt, tiến hành phòng trừ sâu bệnh để giữ cây xanh tốt, tiến hành cắt nước tạo khô vườn, sau đó bón phân tưới nước trở lại cho cây ra hoa đồng loạt. Thời điểm cây chuẩn bị ra hoa đậu trái, cần phòng trừ sâu, nhện, bệnh hại, phun thuốc ngay khi thấy có triệu chứng gây hại và căn cứ theo mật số sâu, nhện.

Nhờ áp dụng hiệu quả các quy trình kỹ thuật nên vườn bưởi của ông Lợi phát triển rất tốt. Với diện tích 1,8ha đất trồng cây ăn trái, trong đó có 1ha bưởi Năm Roi 13 năm tuổi, mỗi năm ông có thu hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt, ông đã mạnh dạn ứng dụng quy trình GlobalGAP vào vườn bưởi của gia đình, thu được nhiều kết quả khả quan.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng cam sành, anh Hồ Văn Út, xã Mỹ Lợi A (Cái Bè - Tiền Giang) cho biết, cam sành là loại cây có giá trị kinh tế cao nhưng rất mẫn cảm với thời tiết, sâu bệnh; quy trình chăm sóc, quản lý sâu bệnh phải thực sự chặt chẽ. Phải lên liếp đắp mô cao ráo, khoảng cách trồng tốt nhất là 2,5 - 3,5m, xử lý đất mô bằng vôi với lượng 100kg/1.000m2. Sau đó đào lỗ sâu 30-40cm, dùng phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục trộn với lân supe, cộng chung với phân NPK, đổ hỗn hợp phân xuống đầy hố, tưới nước cho ướt lượng phân trên rồi lấp đất lại. Sau 30 ngày thì tiến hành đặt cây con xuống. Chọn giống nơi sản xuất có uy tín sạch bệnh. Trước khi trồng cần đắp mô và đục 4 lỗ cho 1ml NOKAP xuống mỗi lỗ để phòng trừ sâu, rầy hại cây non.

Sau khi trồng 1 tháng, tưới phân dơi ngâm nước (1 tháng) pha loãng với nước cho cây phát triển. Lúc này cây có tán, tiến hành uốn cành, kéo tán nhằm tạo bộ khung tán rộng. Cây trồng được 1,5 năm thì để trái tầng dưới. Để cây cam đạt năng suất cao, cần trồng mật độ vừa phải, bón phân cân đối, giữ cỏ trong vườn ở mức cho phép, trồng cây chắn gió, che mát hợp lý. Thời kỳ kinh doanh không để trái quá nhiều làm suy cây.

Muốn xử lý ra hoa nghịch vụ trên cam sành, anh Út cho biết, đầu tháng 5 âm lịch bón supe lân để tạo mầm hoa. Khoảng 1 tháng sau khi đọt non xanh lá lụa tiến hành xiết nước khoảng 10-15 ngày. Sau đó bón ure với kali, lượng phân bón tùy vào tuổi cây, độ lớn cây. Tưới nước liên tục, sau khi ra hoa tiến hành phun thuốc trừ bọ trĩ với Antracol. Khi trái non lớn bằng ngón tay cái tiến hành chọn trái, loại bỏ trái bị sâu bệnh tấn công.

Điều quan trọng nhất là, trước khi xử lý ra hoa nghịch vụ, cần cho cam ra đọt đồng loạt, khoảng 70-80% số đọt là đạt. Nếu là cam tơ, xiết nước lâu hơn cam già từ 5-10 ngày.

Để đạt hiệu quả cao, theo anh Út, cần chú ý các bệnh thường gặp trên cây có múi như vàng lá gân xanh (vàng lá greening), vàng lá thối rễ,… Cụ thể, bệnh vàng lá gân xanh do rầy chổng cánh lây truyền hoặc từ nguồn giống, từ dụng cụ thu hoạch, chăm sóc. Triệu chứng nhận dạng rất dễ biết, đó là lá gân xanh, thịt lá vàng tươi, trên trái bị lệch tâm, hạt bị thúi đen. Để quản lý bệnh, cần thực hiện các biện pháp: Chọn mua cây giống sạch bệnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; trồng mật độ vừa phải, quản lý rầy chống cánh: phun ACMAI, BASA, CONFIDO khi chúng xuất hiện; nên dùng bãi nhựa màu vàng để kiểm soát rầy; nếu cây đã nhiễm bệnh phải đốn bỏ để tránh lây lan.

Bệnh vàng lá thối rễ là bệnh gây chết cây hàng loạt, làm giảm năng suất. Nguyên nhân là do nấm Fusarium tấn công, từ chót rễ thối dần vào rễ cái, làm ức chế sự hấp thụ dinh dưỡng của cây cam, bưởi nên lá vàng và rụng. Biện pháp quản lí: Trồng thưa, đắp mô cao ráo, liếp thoát nước tốt, có thể đào các rãnh nhỏ vào mùa mưa, giữ mức thủy cấp ổn định; nếu cây bị bệnh nên xới nhẹ gốc tìm theo hình chiếu của nhánh cây bị vàng lá thấy rễ bị dộp, có mùi hôi; làm sạch rễ bằng cách dùng Ridomil-Gold  hoặc Aliette tưới vào rễ (nồng độ tưới theo khuyến cáo), đầu mùa mưa bón vôi hoặc phun thuốc để phòng ngừa, nên bón phân chuồng đã ủ oai mục với nấm Trichoderma. Ngoài ra còn có bệnh ghẻ loét, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ tấn công, có thể dùng các biện pháp phòng ngừa tổng hợp.

Với cách làm khoa học, anh Út đã đạt lợi nhuận 250 triệu đồng trong năm 2014 chỉ với 8.000m2 cam sành.

nguồn: kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 181

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 179


Hôm nayHôm nay : 24941

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 931432

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72614141