09:54 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nảy ý tưởng lập công ty triệu “đô” khi phỏng vấn xin rửa bát thuê

Chủ nhật - 17/09/2017 20:51
Tốt nghiệp thạc sĩ ở Trung Quốc, Hu tới Mỹ với giấc mơ làm giàu nhưng tuyệt vọng tới mức phải xin làm rửa bát thuê. Nhưng từ đó bà nảy ra ý tưởng kinh doanh...

Lina Hu, 52 tuổi, hiện là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành (CEO) của Clipper - công ty chuyên cung cấp thiết bị nhà bếp, đồng phục và sản phẩm khác cho các công ty bán lẻ, dịch vụ thực phẩm, khác sạn và vận chuyển. Bà nảy ra ý tưởng thành lập công ty này khi đang đi phỏng vấn xin rửa bát thuê cho một nhà hàng.

'Lina Hu, chủ tịch kiêm CEO Clipper.'

Lina Hu, chủ tịch kiêm CEO Clipper.

Được thành lập vào năm 1994 tại Carson, Los Angeles, Clipper có khách hàng gồm các nhà hàng, chuỗi bán lẻ lớn Burger King, Target, Home Depot hay hãng vận tải FedEx. Doanh thu năm 2017 của công ty được dự báo là khoảng 40 triệu USD.

Đầu những năm 1990, Hu tới Mỹ với 2.000 USD trong tay và ước mơ trở thành doanh nhân. Sau xin việc thất bại nhiều lần, Hu chuyển tới Los Angeles để sống gần bạn bè. Khi đó, bà mất niềm tin tới mức đi phỏng vấn xin làm công việc rửa bát cho một nhà hàng.

“Khi cuộc sống đẩy bạn vào tình cảnh khốn khó, bạn sẽ phải ngạc nhiên về khả năng chống chọi của chính mình”, Hu nói và cho biết rằng chính trong cuộc phỏng vấn xin làm người rửa bát thuê, bà đã nảy ra ý tưởng kinh doanh.

“Khi phỏng vấn, họ cho tôi xem bát đĩa và rất nhiều thứ cần phải rửa sạch. Lúc đó, tôi nghĩ ngay tới việc Trung Quốc có rất nhiều nhà máy có thể sản xuất những đồ đó với giá rẻ hơn và tôi có thể cung cấp cho những nhà hàng như thế này. Tôi nhìn thấy cơ hội ở đó”.

Hu nhớ lại khi đó ai cũng nói rằng bà sẽ thất bại. “Thứ nhất, cô chưa nói thành thạo tiếng Anh. Thứ hai, cô chưa có bất cứ hàng hóa nào trong tay. Thứ ba, cô là người châu Á và mọi người không tôn trọng cô”, bà nhớ lại.

Bỏ ngoài tai những lời như vậy, Hu đã gọi điện cho tất cả những chuỗi nhà hàng khác trên khắp nước Mỹ để giới thiệu về loại hàng hóa có chất lượng tương đương nhưng giá rẻ hơn. Tuy nhiên, hầu hết không có ai gọi lại cho bà.

“Cuối cùng, Burger King đã cho tôi một cuộc hẹn và tôi chốt được đơn hàng đầu tiên. Dù họ dùng mũ nhân viên sản xuất tại Nam Mỹ, nhưng lại trở thành khách hàng đầu tiên của tôi”, Hu nhớ lại.

“Tôi quay về Trung Quốc và tìm một nhà máy để sản xuất đơn hàng đó”, Hu kể, “Khi họ yêu cầu trả tiền, tôi nói rằng tôi không có tiền và là nhân viên kinh doanh tự do của anh. Anh mới là người phải trả tiền cho tôi vì đơn hàng này: Anh sản xuất hàng còn tôi tìm người mua”.

Khách hàng tiếp theo của Hu là Darden Restaurants, chủ nhân 8 chuỗi nhà hàng bình dân, gồm Olive Garden và LongHorn Steakhouse. Khách hàng thứ 3, Yum Brands, công ty vận hành các chuỗi nhà hàng ăn nhanh KFC, Taco Bell và Pizza Hut.

“Để tăng sự tin cậy, tôi đã mang hàng mẫu tới giới thiệu với họ xem tận mắt”, Hu nhớ lại.

Hiện nay, Clipper có 80 nhân viên làm việc tại Carson và Atlanta. Công ty cũng hợp tác với nhiều nhà máy với hơn 500 nhân viên tại Trung Quốc.

Hu cho biết bà đặt tên Clipper cho công ty theo tên một loại tàu cỡ lớn được sáng chế vào thế kỷ 19 có tốc độ kỷ lục, cao hơn bất cứ loại tàu nào trước đó.

“Nó giống như phong cách của tôi vậy”, Hu chia sẻ. “Dù khó khăn thế nào, tôi vẫn luôn tiến về phía trước, nhắm tới mục tiêu và cung cấp cho khách hàng đúng những gì đã cam kết”.

Chia sẻ về phong cách quản lý, Hu cho biết: “Tôi vẫn tự mình làm nhiều việc, tuy nhiên, tôi vẫn tạo một môi trường mà ở đó nhân được khuyến khích tự mình tìm tòi”, Hu nói và cho biết thêm rằng không muốn nhân viên của mình sợ làm sai. “Họ sẽ không bị sa thải nếu mắc sai lầm. Chỉ có điều phải rút ra bài học từ đó”.

Hu sinh ra trong một gia đình có cha là kỹ sư và mẹ là công nhân nhà máy, những người luôn khuyến khích bà theo đuổi những mục tiêu to lớn. Bà tốt nghiệp cử nhân ngành thống kê và thạc sĩ kinh doanh tại đại học Chiết Giang.

Theo Kim Tuyến
VnEconomy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 251


Hôm nayHôm nay : 58671

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 431498

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73478469