08:46 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi trùn quế - Lợi cả “Ba đường”

Thứ sáu - 26/08/2016 05:06
Trùn quế (trùn đỏ) có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoan. Chúng có khả năng rất đặc biệt: có thể xử lý phân gia súc, gia cầm thành loại phân vi sinh giàu dinh dưỡng, dùng bón cho cây trồng rất tốt. Không những thế, trùn quế còn góp phần làm sạch môi trường ở các vùng nông thôn, khu chăn nuôi, đồng thời là nguồn thức ăn bổ dưỡng và khoái khẩu cho gia súc, gia cầm.
Nắm bắt được lợi ích đó, ông Nguyễn Đình Thái, một cán bộ nông nghiệp về hưu, tại thôn Tiến Hưng, xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên đã mạnh dạn đầu tư, dựng lán nuôi trùn quế. Đến nay ngoài phục vụ chăn nuôi gia cầm, trồng rau còn xuất bán ra thị trường một lượng lớn phân hữu cơ vi sinh và trùn quế giống.

Hàng ngày ông Thái đều phải kiểm tra sự phát triển của giun.
 
Mặc dù lợi nhuận kinh tế thu về chưa thật rõ rệt, mới chủ yếu làm thức ăn cho đàn vịt, ngan, gà của gia đình và đã bắt đầu xuất bán trùn quế giống cho bà con lân cận cùng một số đơn đặt hàng sắp đến lấy. Bên cạnh đó cũng đã cung cấp hàng chục tấn phân trùn cho các nhà làm vườn trồng cây cảnh, đặc biệt mới đây một số hộ ở ngoài thành phố biết tin cũng đã tìm đến mua về trồng rau sạch tại nhà. Tuy vậy, ông Thái rất tự tin với mô hình này và sẽ mở rộng thêm lán trại nuôi trùn quế trong thời gian tới.
         
Theo quan sát của chúng tôi thì gia trại của gia đình ông Thái hiện tại đã có gần chục con bò, hàng trăm con lợn; nhiều đàn gà, vịt, ngan... nhưng khi vào chuồng không có mùi hôi nồng nặc như một số nơi khác. Qua trao đổi ông Thái cho biết: Hàng ngày chúng tôi thu gom chất thải trực tiếp của bò, lợn, gia súc tại chuồng để làm nguyên liệu cho “bộ máy chế biến” của trùn quế tạo ra sản phẩm phân hữu cơ vi sinh tự nhiên có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, thích hợp bón cho các loại cây trồng. Cây dễ hấp thụ và phát triển nhanh hơn, rút ngắn thời gian mùa vụ và góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Không những vậy, giá thành của loại phân vi sinh này lại thấp hơn so với các loại phân hiện có trên thị trường. Tiếp đó nước rửa chuồng bò và tắm cho lợn cho chảy vào hệ thống Biogas tạo ra khí đốt dùng để nấu thức ăn cho chăn nuôi.
Trao đổi với ông Thái về kinh nghiệm nuôi trùn quế, được biết thêm: Nuôi trùn quế không khó, tuy nhiên phải chịu khó và có đam mê với nó. Đồng thời phải nghĩ đến sản phẩm cuối cùng đó là sử dụng nguồn phân hữu cơ vi sinh tự nhiên để sản xuất ra nguồn lúa gạo và rau, củ, quả sạch cho gia đình, hơn nữa phải nghĩ đến một môi trường trong lành cho chính mình và những người xung quanh thì ắt sẽ thành công.
Thay lời kết tôi xin đưa ra câu nói của ông Thái: Đã đến lúc mỗi nhà nông cần phải xây cho gia đình mình một “Nhà máy sản xuất phân hữu cơ tự nhiên” thông qua các “cỗ máy giun quế”. Vừa làm thức ăn cho chăn nuôi vừa sản xuất ra nguồn phân hữu cơ tự nhiên vừa tạo môi trường trong lành cho cộng đồng xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới.
---------------------------------------------------------------------------------------
Hiện gia trại của ông Thái sẵn sàng cung cấp giun quế giống và phân hữu cơ vi sinh tự nhiên: Địa chỉ liên hệ: Ông Nguyễn Đình Thái – thôn Tiến Hưng, xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; Điện thoại: 0122 335 9118.

Quang Tung
Sở KH&CN Hà Tĩnh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 264


Hôm nayHôm nay : 55706

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 428533

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73475504